Việt Nam có 2 thành phố đối mặt nguy cơ chìm dần. Ảnh: TL.

 
Sơn Mai Thứ Sáu | 24/09/2021 10:13

CNBC: 10 thành phố ở châu Á đối mặt nguy cơ chìm dần, Việt Nam có 2 thành phố

Các thành phố ven biển châu Á đang bị đe dọa khi biến đổi khí hậu sẽ gây ra ngập lụt cho các khu vực bờ biển trên thế giới.

CNBC đã tổng hợp 10 thành phố châu Á có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của ngập lụt ven biển cho đến năm 2070. Những thống kê dựa trên kết quả nghiên cứu sàng lọc toàn cầu về mức độ nguy cơ ngập lụt của các thành phố ven biển lớn nhất thế giới.

Nghiên cứu này đã đánh giá 136 thành phố cảng trên 1 triệu dân và xếp hạng dựa trên dân số chịu ảnh hưởng của lũ lụt ven biển trong những năm 2070, bao gồm cả biến đổi khí hậu, thay đổi kinh tế xã hội và phản ánh từ những nguy cơ hiện tại.

1. Thiên Tân (Trung Quốc)

Thiên Tân là trung tâm sản xuất và là thành phố cảng quan trọng nhất khu vực miền bắc Trung Quốc. Thành phố Thiên Tân có sông Hải Hà chảy qua và nằm gần cửa biển Hoàng Hải.

Phần lớn thành phố cao hơn mực nước biển chưa đầy 3,5m và một số nơi thấp dưới 2m. Tính đến năm 2070, sẽ có khoảng 3,79 triệu dân chịu ảnh hưởng của ngập lụt với số tài sản có nguy cơ bị ảnh hưởng là 1.231 tỉ USD.

2. Thượng Hải (Trung Quốc)

Thượng Hải là thành phố đông dân nhất của Trung Quốc, cũng là một trong những thành phố quan trọng trên thế giới. Thượng Hải là thủ đô tài chính và là trung tâm công nghiệp quan trọng của đất nước.

Thượng Hải nằm trên bờ biển phía đông thuộc Hoa Đông, với sông Dương Tử ở phía bắc và vịnh Hàng Châu ở phía Nam. Bản đảo là một khu vực đồng bằng có độ cao trung bình từ 3-5 mét so với mực nước biển.

a
Thương Hải là nơi có một trong những cảng biển lớn nhất trên thế giới và là trung tâm xuất khẩu quan trọng. Ảnh: TL.

Theo ước tính, có khoảng 5,45 triệu dân sinh sống ở thành phố đối mặt với nguy cơ ngập lụt đến năm 2070. Số tài sản nằm trong nguy cơ là 1.771 tỉ USD.

3. Quảng Châu (Trung Quốc)

Quảng Châu là một trong những thành phố giao thương quan trọng của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, khu vực này đang cố gắng chuyển đổi thành trung tâm công nghệ thông qua quy hoạch tập trung và khuyến khích các công ty khởi nghiệp.

Tính đến năm 2070, ước tính có 10,33 triệu dân nguy cơ đối mặt với ngập lụt và số tài sản đặt trong nguy cơ là 3.358 tỉ USD.

4. Hải Phòng (Việt Nam)

Thành phố Hải Phòng nằm trên đồng bằng sông Hồng, cách Vịnh Bắc Bộ chỉ 16km và là thành phố cảng quan trọng của Việt Nam. Hải Phòng đang dần trở thành một trung tâm công nghệ và sản xuất quan trọng đối với các công ty nước ngoài. Các công ty trong nước tại Hải Phòng tập trung sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may và các sản phẩm khác.

a
Hải Phòng đang dần trở thành một trung tâm công nghệ và sản xuất quan trọng đối với các công ty nước ngoài. Ảnh: TL.

Theo CNBC, đến năm 2070, ước tính khoảng 4,7 triệu dân sẽ đối mặt với nguy cơ ngập lụt và giá trị tài sản bị ảnh hưởng là 334 tỉ USD.

5. Thành phố Hồ Chí Minh 

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất Việt Nam. Nằm cách Biển Đông khoảng 50km, thành phố nằm ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn và nằm ngay phía bắc của Đồng bằng Sông Cửu Long.

Ước tính đến năm 2070, sẽ có khoảng 9,22 triệu người dân TP.HCM đối mặt với nguy cơ ngập lụt và thiệt hại tài sản là 653 tỉ USD.

a
Nằm cách Biển Đông khoảng 50km, thành phố nằm ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn và nằm ngay phía bắc của Đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: TL.

6. Bangkok (Thái Lan)

Bangkok là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Thái Lan. Đây cũng là trung tâm thương mại và văn hóa của đất nước.

Dân số hiện tại của Bangkok là 10,72 triệu người. Sẽ có khoảng 5,14 triệu dân của Bangkok đối mặt với ngập lụt cho đến năm 2070.

7. Yangon (Myanmar)

Yangon là thành phố lớn nhất ở Myanmar và là trung tâm thương mại của đất nước. Thành phố này nằm dọc theo bờ đông sông Yangon, được bao quanh bởi đồng bằng thấp.

Đến năm 2070, 4,97 triệu dân của Yangon sẽ phải đối mặt với tình trạng ngập lụt, với 172 tỉ USD có nguy cơ bị thiệt hại.

8. Dhaka (Bangladesh)

Dhaka là thủ đô và cũng là thành phố đông dân nhất của đất nước với 21,7 triệu người. Dhaka nằm tại khu vực hợp lưu của hai con sông lớn. Khu vực tàu điện ngầm của thành phố nằm gần 3 con sông nhỏ hơn.

Tính đến năm 2070, số dân đối mặt với nguy cơ ngập lụt là 11,14 triệu người và tài sản nguy cơ bị ảnh hưởng là 544 tỉ USD.

9. Kolkata (Ấn Độ)

Trước đây được gọi là Calcutta, thành phố lớn thứ bảy của của Ấn Độ nổi tiếng với những di tích kiến trúc vĩ đại từ thời thuộc địa Anh. 

a
Kolkata nằm bên bờ trũng thấp của sông Hooghly và cách Vịnh Bengal chưa đầy 100km về phía bắc. Ảnh: TL.

Một phần ba dân số của thành phố ở trong những khu ổ chuột. Kolkata có mật độ dân số rất cao, với 14,97 triệu người. Tính đến 2070, số dân đối mặt với nguy cơ là 14,01 triệu người.

10. Mumbai (Ấn Độ)

Mumbai là thành phố đông dân nhất thế giới với 20,67 triệu người. Thành phố này cũng là thủ đô tài chính và trung tâm thương mại của Ấn Độ, biến nơi đây trở thành một trong những thành phố quan trọng về mặt kinh tế trên thế giới.

Số liệu trích dẫn của CNBC cho thấy, 11,42 triệu dân sẽ đối mặt với nguy cơ ngập lụt vào năm 2070 và số tài sản có khả năng bị thiệt hại là 1.598 tỉ USD.

World Data Lab: Hơn 1 tỉ người châu Á sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu vào năm 2030