Các ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới đã rót hơn 2,66 tỉ USD vào nhiên liệu hóa thạch kể từ khi có thỏa thuận Paris. Nguồn ảnh: Reuters.

 
Phùng Mỹ Thứ Ba | 20/10/2020 15:18

Biến đổi khí hậu đe dọa Phố Wall nhiều hơn những gì họ đang tiết lộ

Những khoản cho vay liên quan đến nhiên liệu hóa thạch và chuyển đổi năng lượng có thể dẫn đến thiệt hại hơn 100 tỉ USD cho các ngân hàng Mỹ.

► Tất cả 6 ngân hàng lớn nhất ở Mỹ - Bank of America, JPMorgan Chase, Citi, Morgan Stanley, Goldman Sachs và Wells Fargo - đều phải đối mặt với rủi ro cho vay trên mức trung bình liên quan đến biến đổi khí hậu.

Ngoài tổn thất do tác động vật lý của biến đổi khí hậu, mọi ngân hàng lớn của Mỹ đều phải đối mặt với khả năng thiệt hại nặng nề do sự thất bại của các công ty mà họ cho vay trong kế hoạch chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch. 

Biến đổi khí hậu đe dọa với toàn bộ hệ thống tài chính Mỹ

Theo CNBC, thế giới tài chính bắt đầu nhận ra một sự thật khó hiểu: Biến đổi khí hậu đặt ra một mối đe dọa rõ ràng đối với toàn bộ hệ thống tài chính Mỹ.

Những thảm họa ở Mỹ gần đây như cháy rừng ở Bờ biển phía Tây, những cơn bão dữ dội ở miền Nam và siêu hạn hán đang nổi lên ở miền Tây khiến các nhà đầu tư, nhà lập pháp và nhà quản lý gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các cơ quan quản lý tài chính Mỹ và các ngân hàng mà họ điều hành.

Hơi nước thông qua các ống xả tại Trạm Than đá của Great River Energy ở North Dakota. Một số ngân hàng lớn nhất ở Mỹ đã cắt giảm cho vay lĩnh vực than trong những năm gần đây. Nguồn ảnh: Bloomberg.
Hơi nước thông qua các ống xả tại Trạm Than đá của Great River Energy ở North Dakota. Một số ngân hàng lớn nhất ở Mỹ đã cắt giảm cho vay lĩnh vực than trong những năm gần đây. Nguồn ảnh: Bloomberg.

Mùa hè năm nay, một số nhà đầu tư lớn nhất của Mỹ đã yêu cầu người đứng đầu các cơ quan quản lý tài chính, yêu cầu họ coi biến đổi khí hậu như một rủi ro hệ thống tài chính.

Kiểm soát viên California Betty Yee đưa ra lời kêu gọi: “Lãnh đạo từ mọi cơ quan quản lý tài chính Mỹ để chuyển đổi sang một nền kinh tế có khả năng phục hồi, bền vững, carbon thấp và tránh sự sụp đổ tài chính do khí hậu”.

Các thành viên đảng Dân chủ tại Thượng viện cùng Hạ viện đã công bố báo cáo chi tiết các rủi ro và kêu gọi các biện pháp mạnh mẽ hơn để giảm thiểu chúng. Nhiều chuyên gia cũng lên tiếng kêu gọi về việc ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tiềm ẩn.

Giờ đây, các ngân hàng Mỹ đã khiến mức độ rủi ro đó giảm đi đáng kể. Theo một nghiên cứu mới, lĩnh vực ngân hàng của Mỹ dễ bị tổn thương hơn nhiều trước tác động của biến đổi khí hậu so với các lĩnh vực khác. 

Tính dễ bị tổn thương đó không chỉ khiến các nhà đầu tư lớn và các nhà quản lý quan tâm, mà còn cả những người có tiền tiết kiệm trong ngân hàng hoặc tiền đầu tư vào quỹ hưu trí.

Ngoài tổn thất do tác động vật lý của biến đổi khí hậu, mọi ngân hàng lớn của Mỹ đều phải đối mặt với khả năng thiệt hại nặng nề do sự thất bại của các công ty mà họ cho vay trong kế hoạch chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch. 

Trong báo cáo mới của mình, Tài trợ cho một nền kinh tế 0 carbon: Đo lường và Giải quyết Rủi ro Khí hậu cho các Ngân hàng, Ceres nhận thấy mức độ nguy hiểm đáng kể đối với rủi ro khí hậu trong danh mục cho vay hợp vốn của các ngân hàng lớn nhất. Nguồn ảnh: Ceres.
Trong báo cáo mới của mình, Tài trợ cho một nền kinh tế 0 carbon: Đo lường và Giải quyết Rủi ro Khí hậu cho các Ngân hàng, Ceres nhận thấy mức độ nguy hiểm đáng kể đối với rủi ro khí hậu trong danh mục cho vay hợp vốn của các ngân hàng lớn nhất. Nguồn ảnh: Ceres.

Khi xem xét quan điểm đầy đủ hơn về rủi ro khí hậu, mức độ rủi ro này lớn đến mức có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính. Hơn một nửa khoản cho vay hợp vốn của tất cả các ngân hàng lớn của Mỹ sẽ phải chịu rủi ro khí hậu đáng kể, có thể chuyển thành hơn 100 tỉ USD thua lỗ. 

Vậy ngân hàng hay cơ quan quản lý của Mỹ phải làm gì?

Thực tế là các cơ quan quản lý của Mỹ đã bắt đầu hành động. Ủy viên Bảo hiểm California Ricardo Lara đã tạo ra một cơ sở dữ liệu công khai về các sản phẩm bảo hiểm xanh. Giám đốc Sở Dịch vụ Tài chính New York Linda Lacewell nói rằng: họ phải kết hợp rủi ro khí hậu vào phân tích kịch bản của họ.

Văn phòng của FED ở các khu vực, đặc biệt là ở San Francisco, Richmond và New York, đang thực hiện các bước để hiểu rõ hơn về rủi ro hệ thống của biến đổi khí hậu.

Phong trào này chắc chắn sẽ phát triển khi biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và tác động tài chính của việc không hành động trở nên rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, các ngân hàng không thể chỉ chờ đợi quy định sắp tới. Họ cần chủ động đánh giá và công bố mức độ ảnh hưởng đầy đủ với rủi ro khí hậu. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho họ bất kể có luật pháp hoặc quy định mới hay chưa.

Trọng tâm hiện tại là các khoản cho vay hợp vốn của các ngân hàng, bởi đó là những gì có sẵn công khai. Để các ngân hàng, nhà đầu tư, khách hàng và các cơ quan quản lý hiểu rõ hơn về tính dễ bị tổn thương của ngành đối với biến đổi khí hậu, các ngân hàng phải lượng hóa rủi ro khí hậu ở cả cấp độ doanh nghiệp và danh mục đầu tư trên tất cả các loại tài sản và ngành nghề kinh doanh.

Cuối cùng, các ngân hàng nên hành động để giảm thiểu rủi ro khí hậu thông qua sự tham gia trực tiếp của khách hàng và bằng cách cam kết điều chỉnh danh mục khách hàng của họ với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris. 

Các cam kết này nên bao gồm các mục tiêu chi tiết tạm thời và các mốc thời gian cụ thể cho các danh mục đầu tư ngành để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050. Tính dễ bị tổn thương của các ngân hàng đối với biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục gia tăng bất kể kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. 

Để tránh một cuộc khủng hoảng quy mô hệ thống khác như thế giới đã trải qua trong năm 2008-2009, chỉ có hành động mang tính đồng bộ, có hệ thống, có tính chất phòng ngừa mới được thực hiện.

Có thể bạn quan tâm:

► Biến đổi khí hậu là khủng hoảng tiếp theo của châu Á