Thứ Tư | 10/07/2013 10:55

Văn hóa Hàn Quốc nhìn từ vụ rơi máy bay ở San Francisco

Các nhà điều tra Mỹ cho rằng văn hóa giao tiếp của Hàn Quốc là một trong những yếu tố sâu xa dẫn đến vụ tai nạn chết người hôm 7/7.
Các hoạt động thu thập mảnh vỡ và dữ liệu từ chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Hàn Quốc Asiana Airlines vẫn đang gấp rút được thực hiện. Tuy nhiên, theo các điều tra Mỹ, vụ tai nạn hôm 7/7 tại sân bay quốc tế San Francisco phần nào đó có liên quan mật thiết đến văn hóa của Hàn Quốc. Do đó, nghiên cứu văn hóa của quốc gia châu Á này chính là chìa khóa vén màn bí ẩn những gì đã xảy ra bên trong buồng lái chiếc Boeing 777 xấu số.

Ngành công nghiệp hàng không Hàn Quốc từ lâu đối mặt với rất nhiều chỉ trích và hoài nghi về độ an toàn cũng như thói quen của các phi công, đặc biệt sau một vài tai nạn từ thập niên 1980. Vụ tai nạn nghiêm trọng nhất của hàng không Hàn Quốc là vào năm 1997. Một chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Korean Air đã đâm vào một ngọn đồi khi chuẩn bị đáp xuống sân bay trên đảo Guam, khiến 225 người thiệt mạng.

Bất chấp hàng loạt thay đổi, bao gồm cả những quy định về an toàn, ngành hàng không Hàn Quốc rốt cuộc vẫn bám lấy những lề lối truyền thống tồn tại từ lâu đời.

Giáo sư tại trường quản lý thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts, ông Thomas Kochan, nói: "Văn hóa Hàn Quốc có 2 điểm chính. Thứ nhất, luôn tôn trọng những người có thâm niên và tuổi tác cao. Thứ 2, tất cả đều tuân thủ một phong cách điều hành độc đoán. Khi đặt chúng cùng nhau, sẽ thấy cách điều hành của Hàn Quốc luôn là kiểu điều hành 1 chiều từ trên xuống, hiếm khi có chiều hướng ngược lại".

Trong ngành hàng không Hàn Quốc, phi công phụ không được phép vượt quyền phi công chính.
Trong ngành hàng không Hàn Quốc, phi công phụ không được phép vượt quyền phi công chính.

Trở lại với vụ tai nạn hôm 7/7, tờ Los Angeles Times, trích dẫn ghi âm từ buồng lái, cho biết dường như các phi công trên chuyến bay số 214 của hãng hàng không Asiana Airlines không thảo luận về tình hình khẩn cấp của mình, ngay cả khi máy bay sắp lao xuống đất.

Theo văn hóa Hàn Quốc, khi nói với cấp trên hoặc người lớn tuổi hơn, bạn phải sử dụng các ngôn ngữ vô cùng kính cẩn. Còn những câu xuề xòa đại loại như: "Ê, uống nước không?", hay "Hôm nay đẹp trời nhỉ, đi chơi không?" ít khi được người Hàn Quốc dùng tới. Điều này nghe có vẻ nhảm nhí, nhưng khi đặt trong bối cảnh của các phi công trong buồng lái, khi họ phải đối mặt với giây phút quyết định liên quan tới tính mạng hàng trăm người, có thể hiểu vấn đề văn hóa và giao tiếp ảnh hưởng nhiều như thế nào.

Trong một chương mang tên "Lý thuyết dân tộc trong các vụ tai nạn máy bay", tác giả Malcolm Gladwell cũng đề cập đến sự ảnh hưởng của văn hóa trong giao tiếp giữa các phi công. Trong bối cảnh giả tưởng máy bay đang bay trong một vùng thời tiết xấu, Malcolm Gladwell cho biết văn hóa sẽ ảnh hưởng tới cách các phi công giao tiếp để thoát khỏi tình hình nguy hiểm. Đặt trong tình huống như vậy, một phi công phụ Hàn Quốc chỉ dám nhắc nhẹ nhàng phi công chính chú ý tới radar thời thiết hoặc im lặng, thay vì hét thẳng vào mặt: "Có nguy hiểm phía trước, thuyền trưởng!" như phi công phương Tây vẫn làm.

Điều này khá trái ngược với phong cách điều hành ở phương Tây, khi giao tiếp từ cấp trên xuống cấp dưới và ngược lại là điều tối quan trọng. "Bạn cần phải giữ liên lạc chặt chẽ với những người trong đội, đặc biệt trong những hoàn cảnh nguy hiểm cao", một chuyên gia cho hay.

Vấn đề văn hóa thứ 2 cần nhắc đến sau vụ tai nạn của hãng hàng không Asiana Airlines đó là sự độc đoán trong quản lý. Asiana thành lập vào năm 1988, nhằm mục tiêu chia sẻ gánh nặng chuyên trở khách du lịch tới tham dự Thế vận hội Olympics mùa hè tổ chức tại Seoul vào năm đó. Vụ tai nạn hôm 7/7 cũng là vụ tai nạn thứ 3 của Asiana kể từ thành lập. Từ những dữ liệu thu thập được sau các vụ tai nạn, các nhà điều tra Mỹ nhận thấy một điểm chung là các phi công của Hàn Quốc chủ yếu được đào tạo trong môi trường quân sự.

Hầu hết phi công ở Hàn Quốc đều xuất thân từ quân đội.
Hầu hết phi công ở Hàn Quốc đều xuất thân từ quân đội.
Ở Hàn Quốc, nam thanh niên bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và không có bất cứ ưu tiên nào. Trong số này, không ít người từng phục vụ trong lực lượng không quân chuyển sang ngành hàng không dân sự sau khi giải ngũ. Điều này không phải là hiện tượng hiếm gặp, bởi ngay tại Mỹ, rất nhiều cựu binh không quân cũng trở thành phi công dân sự.

Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở chỗ các phi công Hàn Quốc khi chuyển sang hàng không dân sự thường mang theo những quy tắc nghiêm ngặt mà họ được đào tạo trong quân ngũ. Kết quả, ngành hàng không dân sự của Hàn Quốc cũng mang đầy đủ dáng vóc của quân đội, trong đó các phi công phụ không bao giờ được phép có ý kiến hay có bất cứ hành động nào vượt quyền phi công chính.

Khi nói đến di sản văn hóa quân sự của quốc gia mình, một người Hàn Quốc làm việc tại cơ sở an ninh hạt nhân Stanton cho biết: "Không ai được phép mắc vào lỗi này. Không chỉ ngành hàng không, ngay trong nhiều công ty Hàn Quốc, thâm niên bao giờ cũng được đặt cao hơn thành tích. Đó cũng là lời nhắc nhở liên tục với mọi người rằng họ phải tuân thủ mô hình quân sự đó dù ở bất cứ đâu, trong quân ngũ, trong buồng lái, thậm chí ngay cả trong bóng đá.

Dĩ nhiên, những ý kiến dưới đây của các chuyên gia mới chỉ dừng ở mức suy đoán và các cuộc điều tra về nguyên nhân thật sự của vụ tai nạn hôm 7/7 vẫn đang tiếp diễn. Theo các chuyên gia, sẽ mất ít nhất vài tháng trước khi diễn biến chính xác trong buồng lái được tiết lộ công khai.

Nguồn CNBC/Dân Việt


Sự kiện