Ấn Độ chưa bao giờ có một khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh các mối quan hệ giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các đối tác trong nước của họ. Ảnh: Reuters.

 
Phùng Mỹ Thứ Sáu | 11/12/2020 14:28

Trong cuộc đua thu hút đầu tư nước ngoài, liệu Ấn Độ đang hưởng lợi nhiều nhất?

Ấn Độ cần học hỏi từ những chính sách mang lại nhiều thành công cho Trung Quốc.

Theo ATF, các chuỗi giá trị toàn cầu dự kiến ​​sẽ rời khỏi Trung Quốc do hậu quả của đại dịch COVID-19 và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Và Ấn Độ đang hy vọng định vị mình như một điểm đến sản xuất thay thế và mở ra làn sóng tăng trưởng kinh tế.

Không thể tránh khỏi việc các nhà đầu tư toàn cầu tiến hành so sánh giữa môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở 2 nước. 

Trong 5 năm qua, Ấn Độ đã cải thiện xếp hạng của mình từ vị trí thứ 142 lên vị trí thứ 63 trong chỉ số Kinh doanh hàng đầu của Ngân hàng Thế giới. Ảnh: FF.
Trong 5 năm qua, Ấn Độ đã cải thiện xếp hạng của mình từ vị trí thứ 142 lên vị trí thứ 63 trong chỉ số Kinh doanh hàng đầu của Ngân hàng Thế giới. Ảnh: FF.

Số liệu thống kê cho thấy, Ấn Độ chỉ thu hút được 49 tỉ USD vốn FDI trong năm 2019 so với 75 tỉ USD mà Brazil nhận được. Giống như Trung Quốc, FDI vào Ấn Độ tập trung ở một số khu vực, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất.

Kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc được thừa nhận là có hiệu quả, bất chấp những lo ngại về việc bỏ bê các tiêu chuẩn về lao động và môi trường. Trung Quốc đã thử nghiệm một loạt chiến lược để cùng nhau cố gắng duy trì sự tăng trưởng nhất quán trong 3 thập niên, nhằm đạt mức độ lan tỏa theo ngành và địa lý tương đối tốt hơn so với Ấn Độ. Quan trọng nhất là điều này đã giúp Trung Quốc trở thành cường quốc sản xuất toàn cầu.

Theo đó, Ấn Độ có thể vay mượn các chiến lược thành công mà Trung Quốc đã áp dụng để cải thiện cuộc chơi FDI của mình.

Dòng vốn FDI hàng năm đầu tư vào Ấn Độ và Trung Quốc từ 1991-2009. Ảnh: ATF.
Dòng vốn FDI hàng năm đầu tư vào Ấn Độ và Trung Quốc từ 1991-2009. Ảnh: ATF.

Bài học đầu tiên mà Trung Quốc đưa ra là công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu có rất ít cơ hội thành công. Đây là lời cảnh báo sâu sắc cho các lực lượng bên trong Ấn Độ đang tìm cách phụ thuộc quá mức vào “sự tự lực” của Ấn Độ.

Ấn Độ đã đưa ra một khuôn khổ chính thức để thành lập các Đặc khu kinh tế vào năm 2006 và thành lập 426 đặc khu kinh tế. Trong số này chỉ có 262 đặc khu kinh tế là hoạt động và 142 trong số này phục vụ cho công nghệ thông tin và dịch vụ công nghệ thông tin. Điều này để lại nhiều phạm vi cải tiến để biến các đặc khu kinh tế trở thành trung tâm xuất khẩu cho các cụm sản xuất.

Vì Ấn Độ phần lớn đánh đồng giữa cải cách FDI với tự do hóa các giới hạn ngành nên chưa bao giờ có động cơ khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác có ý thức với các công ty trong nước. Không giống như Trung Quốc, Ấn Độ chưa có một khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh các mối quan hệ giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các đối tác trong nước của họ.

Một cuộc khảo sát cho thấy, một số khu vực ở Trung Quốc đã tận dụng vị trí gần Hồng Kông và Đài Loan để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhỏ hơn. Trong khi đó, Ấn Độ có một kế hoạch mạnh mẽ để thúc đẩy các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ trong ngành công nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, các dự án FDI không đủ tiêu chuẩn là dự án lớn hiếm khi nhận được sự quan tâm của các cơ quan nhà nước Ấn Độ. Nước này đã không thể nhận ra tiềm năng trở thành điểm đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của mình trong 3 thập niên qua, mặc dù có ​​sức hấp dẫn của thị trường nội địa.

Cần có một chính sách FDI sắc thái hơn để thu hút chuỗi giá trị toàn cầu và các nhà đầu tư đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho Trung Quốc. Ngoài ra, Ấn Độ cũng cần thực hiện kiểm soát thiệt hại để khẳng định lại vị thế là một điểm đến FDI khả thi.

Quyết định gần đây của chính phủ Ấn Độ để tránh khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực đã làm giảm sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng đang xem Ấn Độ như một điểm đến sản xuất cho xuất khẩu toàn cầu.

Việc hơn 50% trong tổng số 36 tỉ USD vốn FDI mà Ấn Độ thu hút được từ tháng 4-8.2020 đã bị dồn vào một nhóm doanh nghiệp duy nhất. Điều này cũng làm dấy lên lo ngại về mối quan hệ chính trị - kinh doanh ở Ấn Độ có thể ảnh hưởng đến các nhà đầu tư nước ngoài.

Trớ trêu thay, Ấn Độ cần phải học hỏi kinh nghiệm của chính Trung Quốc để tận dụng cơ hội được đưa ra bởi phản ứng dữ dội chống Trung Quốc trên toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm:

Bắc Kinh "nỗ lực" ngoại giao vaccine