Nhân viên khử trùng ga xe lửa Bình Nhưỡng trong chiến dịch chống lại COVID của Triều Tiên. Truyền thông nhà nước cho biết hiện đã có tổng cộng 2,2 triệu người bị "sốt". Ảnh: KCNA.

 
Nguyên Hồ Thứ Hai | 23/05/2022 16:53

Triều Tiên chính thức vượt mốc 2 triệu ca nhiễm COVID

Các chuyên gia tin rằng số ca dương tính COVID do các nhà chức trách Triều Tiên báo cáo là thấp hơn thực tế.

Các chuyên gia đã đặt câu hỏi về tuyên bố của Triều Tiên, rằng họ đang đạt được “kết quả tốt” trong cuộc chiến chống lại đợt bùng phát COVID-19 tại quốc gia của mình, mặc cho số người có các triệu chứng nhiễm virus đang vượt qua con số 2 triệu.

Theo hãng thông tấn nhà nước KCNA, nước này đã báo cáo 263.370 ca “sốt” mới và 2 ca tử vong vào ngày 20/05, nâng tổng số ca “sốt” lên 2,24 triệu người, trong đó có tất cả 65 ca tử vong.

Cụ thể thì, quốc gia này không chính thức công bố số người đã được xét nghiệm dương tính với COVID-19 mà chỉ nói rằng “kết quả rất khả quan” trong công cuộc chống lại dịch bệnh này.

Số ca nhiễm gia tăng và thiếu nguồn lực y tế, vaccine đã khiến cơ quan nhân quyền của Liên Hợp Quốc cảnh báo về những hậu quả "tàn khốc" đối với 25 triệu người dân Triều Tiên. Về phía WHO, tổ chức lo ngại sự lây lan không được kiểm soát có thể làm phát sinh các biến thể mới nguy hiểm hơn.

Các trường hợp “sốt” do chính phủ báo cáo đã giảm ở thủ đô Bình Nhưỡng nhưng lại tăng lên ở các tỉnh nông thôn. Ông Martyn Williams, một nhà nghiên cứu tại 38 North (một trang web chuyên phân tích về Bắc Triều Tiên), cho biết các số liệu khó có thể chính xác hoàn toàn, do sai sót hoặc cố ý thao túng. 

Một số người luôn dõi theo Triều Tiên tin rằng nước này đã “miễn cưỡng” công bố tình hình dịch bệnh vì không còn lợi ích gì trong việc che giấu nữa và có thể khiến công chúng bất bình với nhà lãnh đạo của đất nước, Tổng thống Kim Jong Un.

Mọi người xem bản tin về đợt bùng phát coronavirus ở Triều Tiên, ngày 17 tháng 5. Ảnh: Kim Hong-Ji / Reuters
Mọi người xem bản tin về đợt bùng phát COVID ở Triều Tiên. Ảnh: Reuters.

Ông Kee Park, một chuyên gia y tế toàn cầu tại trường y Harvard, người đã từng làm việc cho các dự án chăm sóc sức khỏe ở Triều Tiên, cho biết trước tiên số ca mắc mới sẽ bắt đầu chậm lại do các biện pháp phòng ngừa được tăng cường, như hạn chế đi lại và giữ công nhân tách biệt theo nhóm, theo công việc. Tuy nhiên, Triều Tiên sẽ phải vật lộn để điều trị cho một số lượng lớn người đã nhiễm bệnh, đồng thời cho biết thêm rằng số ca tử vong có thể lên tới hàng chục nghìn người.

Bất chấp sự đổ vỡ, đất nước vốn luôn tự cô lập, tuyên bố rằng việc canh tác vẫn tiếp tục, các nhà máy đang hoạt động và họ đang lên kế hoạch tổ chức lễ tang cấp nhà nước cho một cựu tướng lĩnh.

KCNA cho biết: “Ngay cả trong tình trạng phòng chống dịch khẩn cấp tối đa, hoạt động sản xuất vẫn được duy trì bình thường đối với các ngành công nghiệp chủ chốt, các dự án xây dựng quy mô lớn vẫn được đẩy mạnh hoạt động. Cuộc chiến chống dịch vẫn diễn ra đều đặn và đầy khả quan”.

Hàn Quốc và Mỹ đều đề nghị giúp Triều Tiên chống lại virus, bao gồm cả việc gửi viện trợ, nhưng không nhận được phản hồi, phó cố vấn an ninh quốc gia của Hàn Quốc cho biết trong tuần vừa rồi.

Có thể bạn quan tâm: 

Thảm họa sức khỏe tinh thần đến từ lệnh giãn cách do COVID-19 gây ra

Nguồn The Guardian