Nhà đầu tư đang hy vọng rằng các Ngân hàng Trung ương có thể đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% mà không gây ra suy thoái kinh tế. Ảnh: Ricardo Rey.

 
Nguyên Hồ Thứ Hai | 03/07/2023 15:05

Nhà đầu tư phải chuẩn bị cho lạm phát cao dai dẳng

Lạm phát không ổn định sẽ gây tổn hại cho các công ty và cổ phiếu, vì khi đó chi phí cổ phiếu sẽ khó quản lý và định giá hơn.

Theo The Economist, thoạt nhìn, nền kinh tế thế giới dường như đã thoát khỏi tình trạng ngặt nghèo. Tại Mỹ, lạm phát hàng năm đã giảm xuống 4%, đạt mức hai con số của năm ngoái. Suy thoái kinh tế vẫn chưa thật sự hiện hữu và Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cảm thấy có thể tạm dừng việc tăng lãi suất.

Sau một năm 2022 khủng khiếp, thị trường chứng khoán đã tạm ăn mừng khi chỉ số S&P 500 của các công ty Mỹ đã tăng 14% từ đầu năm đến nay, nhờ sự hồi sinh của cổ phiếu công nghệ. Chỉ có ở Anh, lạm phát dường như vẫn đang gia tăng một cách đáng lo ngại.

 

Nước Anh đang trải qua tình trạng nghiêm trọng nhất, khi “quái vật” lạm phát vẫn chưa thực sự được thuần hóa. Tại đây, tiền lương và Chỉ số giá tiêu dùng (CPI, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng) đang tăng khoảng 7% mỗi năm. 

Nhưng ngay cả khi lãi suất cơ bản ở những nơi khác đã giảm do cú sốc năng lượng đã qua đi, lạm phát cơ bản vẫn bất di bất dịch. Ở cả Mỹ và khu vực đồng euro, lãi suất vượt quá 5% và đã ở mức cao trong năm qua. Trên khắp thế giới, nhiều quốc gia giàu có đang ghi nhận mức thâm hụt ngân sách ở quy mô thường thấy trong thời kỳ suy thoái kinh tế sâu sắc.

Kết quả là, các Ngân hàng Trung ương phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn. Những gì họ làm tiếp theo sẽ gây tác động khắp thị trường tài chính, đe dọa sự bất ổn và tạo biến động đối với người lao động, người làm chủ cũng như người nghỉ hưu.

Không có viễn cảnh khả quan

Nhà đầu tư đang hy vọng rằng các Ngân hàng Trung ương có thể đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% mà không gây ra suy thoái kinh tế. Nhưng lịch sử cho thấy rằng việc giảm lạm phát sẽ rất đau đớn. Ở Anh, lãi suất thế chấp đang tăng mạnh, gây khó khăn cho những người muốn sở hữu nhà cũng như những người đang sở hữu nhà. Hiếm khi nền kinh tế Mỹ không bị ảnh hưởng khi Fed tăng lãi suất. Theo một tính toán, tỉ lệ thất nghiệp sẽ phải tăng lên 6,5% để lạm phát giảm xuống mục tiêu của Fed, tương đương với 5 triệu người không có việc làm. Lãi suất tăng cũng gây nguy hiểm cho sự ổn định tài chính ở các quốc gia thành viên đang vay nợ nhiều nhất của khu vực đồng euro, đặc biệt là Ý.

Hơn nữa, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang khiến các công ty thay đổi chuỗi cung ứng đa quốc gia, đặt cơ sở sản xuất tại địa phương dẫn đến chi phí đắt đỏ hơn. Trước tình này, đầu tư công để chi tiêu cho mọi thứ, từ khử carbon đến quốc phòng sẽ chỉ tăng lên.

Các Ngân hàng Trung ương vẫn luôn quả quyết thể hiện quyết tâm đạt được mục tiêu. Họ có thể, bằng cách tăng lãi suất, triệt tiêu nhu cầu để giảm lạm phát. Nếu họ giữ lời, một cuộc suy thoái có vẻ dễ xảy ra hơn là một đợt giảm phát không gây đau đớn. Nhưng chi phí gây ra suy thoái, cùng với áp lực lạm phát trong dài hạn, lại dẫn đến một kịch bản khác: các Ngân hàng Trung ương trách việc đánh đổi bằng cách tăng lãi suất ít hơn mức cần thiết để đạt được mục tiêu, thay vào đó, sống chung với lạm phát cao, giả sử đạt mức 3% hoặc 4%.

Cách tiếp cận này sẽ giống với “giảm lạm phát cơ hội” mà một số thống đốc Fed đã tán thành vào cuối những năm 1980. Thay vì cố ý gây ra suy thoái để giảm lạm phát, họ tìm cách làm điều đó một cách thụ động, từ chu kỳ này sang chu kỳ khác. Tuy nhiên, thị trường ngày nay không được chuẩn bị cho các chiến thuật như vậy. 

Nhà đầu tư cần cảnh giác

Lạm phát không ổn định sẽ gây tổn hại cho các công ty và cổ phiếu của họ, vì khi đó chi phí cổ phiếu sẽ khó quản lý và định giá hơn. Không chỉ cổ phiếu mà hầu hết mọi loại tài sản khác cũng vậy, khi các Ngân hàng Trung ương phải gấp rút điều chỉnh lãi suất sau khi lạm phát bùng phát bất ngờ. 

Các mối quan hệ tài chính khác cũng có thể trở nên căng thẳng. Nếu lạm phát ngốn 4 điểm phần trăm lợi nhuận mỗi năm, các nhà đầu tư có thể bắt đầu hòa nghi phí quản lý quỹ. Lợi suất tăng sẽ cải thiện sức khỏe tài chính của nhiều chế độ hưu trí có lợi ích xác định, bằng cách giảm giá trị hiện tại của các khoản nợ trong tương lai. Nhưng lợi ích khi nghỉ hưu không phải lúc nào cũng được bảo vệ hoàn toàn khỏi lạm phát, có nghĩa là sức mua của một bộ phận lương hưu cuối cùng sẽ thấp hơn dự kiến. Điều đó sẽ thúc đẩy sự giận dữ của nhiều người.

Các Ngân hàng Trung ương giờ đây đang lâm vào tình cảnh hết sức khó khăn. Các nhà đầu tư dường như tin rằng họ có khả năng lèo lái con đường giữa lạm phát cao và suy thoái đến một kết cục tốt đẹp hơn, nhưng khả năng là nó sẽ không xảy ra.

Có thể bạn quan tâm: 

Apple trở thành công ty 3.000 tỉ USD đầu tiên trên thế giới

Nguồn The Economist