Thứ Bảy | 19/10/2013 08:06

Người thắng, kẻ thua trong cuộc khủng hoảng nợ công Mỹ

Người thắng, kẻ thua trong cuộc khủng hoảng nợ công Mỹ
Tổng thống Obama và John Boehner

Người thắng: Obama

Ngay từ đầu, Obama đã từ chối đàm phán. Ông giữ vững lập trường, và không có điểm nào thay đổi đáng kể trong luật chăm sóc sức khỏe Obama đề ra, theo những cuộc thăm dò dư luận. Tổng thống nhận được ít lời đổ lỗi nhất cho sự bất ổn của Washington.

Người thua: Boehner

Có lẽ người đàn ông này có một trong những công việc ít được mong muốn nhất ở Mỹ. Boehner cố gắng hòa giải với các thành viên bảo thụ của Hạ viện bằng cách yêu cầu không cấp tiền cho chương trình chăm sóc sức khỏe do tổng thống đề xuất. Tất cả những gì phát ngôn viên Hạ viện nhận lại được là bị gần như cả nước đổ lỗi vì để chính phủ đóng cửa.
Phát ngôn viên Hạ viện John Boehner, đảng viên Cộng hòa
Phát ngôn viên Hạ viện John Boehner, đảng viên Cộng hòa

Những người thua: Obama và Boehner
Một lần nữa, tổng thống và phát ngôn viên Hạ viện Boehner đều không thể dẫn dắt những cuộc đàm phán đi tới vạch kết thúc. Họ có một hồ sơ thảm hại trong việc giải quyết các cuộc chiến ngân sách chính phủ. Rốt cục thì những yếu nhân khác lại phải đửng ra thỏa thuận một lần nữa.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz và Đảng viên Cộng hòa Paul Ryan

Người thắng và cũng thua: Cruz

Cuộc khẩu chiến kéo dài 21 giờ tại thượng viện của dân biểu bang Texas, đảng viên Cộng hòa trong nhiều ngày trước khi chính phủ đóng cửa chính thức cũng không mang lại hiệu quả hủy bỏ chương trình Obamacare. Nếu Cruz muốn trở thành một Thượng nghị sĩ hiệu quả, cuộc tranh cãi đó sẽ làm ông tổn thương. Nếu Cruz muốn dành được đề cử vào đảng Cộng hòa năm 2016, thì cuộc chiên khiến ông đứng vào cánh bảo thủ nhất trong đảng Cộng hòa.

Ted Cruz
Ted Cruz

Người thắng: Ryan
Người đứng đầu ủy ban ngân sách Hạ viện đã thay đổi chiến lược của cuộc chiến. Ông mở ra cánh cửa đàm phán với tổng thống và khiến các đàng viên Cộng hòa của Hạ viện đồng thuận hơn.

Paul Ryan
Paul Ryan

Thượng nghị sĩ Harry Reid và Mitch McConnell

Người thắng: Reid

Lãnh đạo đa số Thượng viện tham gia vào những cuộc đàm phán quan trọng và từ chối chấp nhận thỏa thuận có điều khoản cắt ngân sách chính phủ hoặc hủy bỏ chương trình Obamacare. Cuối cùng, những cuộc đàm phán đạt được dựa trên những điều khoản do Reid đưa ra.

Người thua: McConnell

Dù lãnh đạo thiểu số Thượng viện có công kéo đất nước ra khỏi bờ vực, nhưng chỗ đứng của ông cũng bị lung lau bởi sự nghi kỵ vốn luôn sẵn có của đảng Trà.

Harry Reid và Mitch McConnell
Harry Reid và Mitch McConnell

Đảng Trà, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa

Người thắng: đảng viên Dân chủ
Một cuộc thăm dò do CNN và ORC tiến hành đầu tháng này cho thấy 57% người trả lời tỏ ra giận dữ với những đảng viên dân chủ vì cách họ xử lý việc chính phủ đóng cửa.
Kẻ thua: Đảng viên Cộng hòa
Đảng Cộng hòa lại thất bại như rất nhiều lần trước đây. Trong một cuộc họp với các đảng viên, các lãnh đạo Đảng đã vận động các thành viên nên đoàn kết lại. Công chúng cho rằng Đảng Cộng hòa có lỗi nhiều nhất, với 63% người được hỏi trong cuộc thăm dò dư luận của CNN và ORC nói rằng họ tức giận các đảng viên Cộng hòa vì họ để chính phủ đóng cửa.

Kẻ thua: Tea Party*

Một trong những ưu tiên chính của Tea Party là hủy luật chăm sóc sức khỏe của tổng thống. Những yêu cầu của họ dẫn tới hậu quả chính phủ đóng cửa, tuy nhiên thỏa thuận cuối cùng hầu như không nhắc đến luật chăm sóc sức khỏe. Sự ủng hộ của công chúng đối với các phong trào của Tea Party tiếp tục đi xuống.

Mỹ và thế giới
Kẻ thua: Mỹ
Trong khi Mỹ dành 4 năm qua để thuyết giảng cho các nước châu Âu về tình trạng kinh tế ở lục địa già, thì chính phủ Mỹ đã lộ ra sự mất khả năng “chỉ tay 5 ngón”.

Người thắng: Trung Quốc
Trung Quốc sở hữu trái phiếu Mỹ trị giá 1,4 nghìn tỷ USD. Các lãnh đạo của nền kinh tế phát triển nhanh nhất đã đưa ra lời cảnh báo về sự vô lý của chính phủ Mỹ. Ngoài ra, trước sự thật chính phủ Mỹ hoạt động kém hiệu quả, các nhà đầu tư quốc tế bắt đầu nghĩ lại việc đặt quá nhiều tiền vào nước Mỹ.

Một liên minh riêng

Người thắng: Nghị sĩ Susan Collins

Dân biểu bang Maine không muốn chờ đợi lâu để các lãnh đạo công bố thỏa thuận nên bà đã bắt đầu nói chuyện với các thượng nghị sĩ ở hai bên “chiến tuyến”. Mặc dù những đàm phán của bà không dẫn đến thỏa thuận cuối cùng nhưng cũng đóng góp cho những cuộc đàm phán giữa các lãnh đạo Thượng viện.

---

* Tea Party: Thực ra Tea Party không phải là một đảng phái chính trị.

Phong trào Tea Party là một phong trào chính trị phân quyền tại Mỹ, nổi bật chủ yếu vì kêo gọi giảm nợ công quốc gia và ngân sách liên bang bằng cách giảm chi phí và thuế khóa.

Phong trào này được coi là một phần chủ nghĩa bảo thủ, một phần chủ nghĩa tự do cá nhân, và một phần chủ nghĩa dân túy (những tư tưởng và hoạt động chính trị với mục đích đại diện cho nguyện vọng và nhu cầu của người dân).

Phong trào đã tổ chức các cuộc biểu tình và ủng hộ các ứng viên chính trị kể từ năm 2009. Tên của phong trào xuất phát từ Tiệc trà Boston (Boston Tea Party) năm 1773, một sự kiện ấn tượng trong lịch sử Mỹ.

Những người biểu tình chống thuế má tại nước Mỹ thường lấy Tiệc trà Boston là nguồn cảm hứng. Các cuộc biểu tình vào Ngày đóng thuế trong những năm 1990 trở về trước có liên quan một phần đến Tiệc trà Boston.

Vào năm 2001, một số nhà hoạt động bảo thủ đã gửi gói trà cho các nghị sĩ và viên chức khác qua bưu điện như một hành động tượng trưng.

Tea Party không phải là một đảng chính trị quốc gia. Theo các cuộc thăm dò ý kiến, phần nhiều người ủng hộ Tea Party tự nhận mình thuộc đảng Cộng hòa và những người ủng hộ phong trào Tea Party cũng thường ủng hộ các ứng viên đảng Cộng hòa. Một số đảng viên Cộng hòa nổi tiếng là thành viên của những tổ chức thuộc phong trào Tea Party, bao gồm Sarah Palin, Dick Armey, Michele Bachmann, Marco Rubio và Ted Cruz.

Nguồn Dân Việt


Sự kiện