Thế giới cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ kênh đào Suez. Nguồn: Bloomberg.

 
Minh Duy Thứ Tư | 31/03/2021 21:41

Mối đe dọa tiếp theo đối với kênh đào Suez

Thế giới cần hợp tác để bảo vệ con kênh quan trọng trên biển này khỏi các cuộc tấn công khủng bố và không gian mạng bên cạnh các vụ tai nạn.

Theo Bloomberg, thế giới đã thở phào nhẹ nhõm khi con tàu container khổng lồ Ever Given được giải thoát khỏi kênh đào Suez. Tàu Ever Given đã khiến giao thông qua một trong những hành lang vận chuyển đông đúc nhất thế giới phải dừng lại trong gần một tuần, với chi phí khoảng 10 tỉ USD một ngày.

Thế giới đã chứng kiến ​​nhiều cuộc tấn công mạng thù địch chống lại các hệ thống điều khiển công nghiệp trong những năm gần đây. Ảnh: The Economic Times.
Thế giới đã chứng kiến ​​nhiều cuộc tấn công mạng thù địch chống lại các hệ thống điều khiển công nghiệp trong những năm gần đây. Ảnh: The Economic Times.

Mỗi ngày Ever Given chặn kênh đào càng làm vấn đề thêm phức tạp khi các container đã được đặt trước trong các chuyến đi trong tương lai nằm trong những con tàu mắc cạn và chuỗi cung ứng bắt đầu bị phá vỡ. Bộ Quốc phòng Mỹ đã đề nghị giúp đỡ trong việc khôi phục và hỗ trợ, bao gồm cả việc giải quyết vấn đề an ninh ở Suez một cách rộng rãi hơn. 

Quản lý kênh Suez

Trong khi các đề xuất nâng cấp cơ sở vật chất cho con kênh Suez đang được đưa ra, một vấn đề ít được thảo luận hơn là cấu trúc pháp lý hiện tại quản lý kênh này đã lỗi thời và cần có các cơ chế mới để đối phó với các thảm họa hiện đại và các mối đe dọa tiềm tàng. 

Công ước Constantinople quy định giao thông của kênh đào có hiệu lực từ năm 1888 (ngay cả sau khi cựu Tổng thống Ai Cập Gamel Abdel Nasser quốc hữu hóa kênh Suez vào năm 1956) với tiền đề rằng con kênh là một lợi ích tập thể, không ai có thể gây hại cho nó. Do đó, kênh Suez chỉ nên được mở cho tất cả các tàu được gắn cờ và được bảo hiểm thích hợp, bất kể nguồn gốc xuất xứ. 

 

Tiền đề đáng ngưỡng mộ này không may đã khuyến khích một thế trận an ninh thụ động, không phù hợp với thế kỷ XXI. Điều đó đặc biệt liên quan đến việc các thế lực thù địch và các tổ chức khủng bố của Ai Cập đã thể hiện sự sẵn sàng tấn công cơ sở hạ tầng dân sự vốn đã “lỏng lẻo” so với chuẩn mực của vận chuyển quốc tế, chẳng hạn như yêu cầu luôn bật GPS của tàu thuyền.

Thay vì bị trói tay tập thể bởi cách tiếp cận tối giản của Công ước, Cơ quan quản lý kênh Suez nên cho phép Mỹ và Ai Cập dẫn đầu một nỗ lực mới nhằm tận dụng sức mạnh tập thể của các đối tác và đồng minh, để chống lại các mối đe dọa khác nhau, từ các cuộc tấn công khủng bố và không gian mạng đến các sự cố tắc nghẽn ngẫu nhiên trên con kênh quan trọng này.

Mỹ có thể hỗ trợ bằng cách mở rộng phạm vi của Cấu trúc An ninh Hàng hải Quốc tế, thường được Mỹ gọi là Lực lượng Đặc nhiệm Liên hợp Sentinel. Lực lượng Đặc nhiệm này được thành lập vào tháng 7.2019 để chống lại cướp biển và khủng bố. Họ có thể cùng Cơ quan quản lý kênh đào Suez (giám sát hậu cần và thanh toán), tham gia vào việc bảo tồn các tuyến thương mại hàng hải. 

Nếu được mở rộng, hoạt động phòng thủ này sẽ bao gồm các tàu nổi và giám sát đường không, cũng như chỉ huy, kiểm soát và thông tin liên lạc hỗ trợ cần thiết để tích hợp mạng lưới. Một hệ thống phối hợp, phản ứng nhanh như vậy có thể đã rút ngắn thời gian phong tỏa tàu Ever Given xuống còn vài ngày.

Hơn 230 tàu đang chờ để đi vào kênh đào Suez, qua đó mọi hoạt động hàng hải đã bị đình chỉ. Ảnh: EPA.
Hơn 230 tàu đang chờ để đi vào kênh đào Suez, qua đó mọi hoạt động hàng hải đã bị đình chỉ. Ảnh: EPA.

Vấn đề an ninh mạng

Hiện tại, lỗ hổng lớn nhất đối với kênh Suez là vấn đề an ninh mạng. Thế giới từng ghi nhận nhiều cuộc tấn công mạng của phe thù địch chống lại các hệ thống điều khiển công nghiệp trong những năm gần đây. Công nghệ thông tin và kiến ​​trúc truyền thông của kênh đào, tương đương với hệ thống kiểm soát không lưu, đều dễ bị tổn thương như nhau. 

Ở đây, Mỹ và Israel có thể đóng góp công nghệ mới để đảm bảo hệ thống và có khả năng dự phòng cần thiết để tránh khỏi sự cố hoặc phá hoại. Các bước như vậy sẽ không chỉ bảo vệ thương mại hàng hải quan trọng trong quá trình phục hồi toàn cầu khỏi đại dịch, mà còn đảm bảo bảo vệ các tuyến cáp thông tin liên lạc dưới biển quan trọng khác được đặt cùng với kênh đào Suez.

Khoảng 500 tàu đi qua Suez vào năm Công ước Constantinople được ký kết. Tuy nhiên, Ai Cập muốn con số đó ở khoảng 19.000 tàu vào năm 2021.

Có thể bạn quan tâm:

Kênh đào Suez mở cửa trở lại