Một phụ nữ trẻ cầm vũ khí trong cuộc huấn luyện chiến đấu cơ bản dành cho dân thường, do Đơn vị thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine tổ chức. Ảnh: AP.

 
Hân Nguyễn Thứ Hai | 28/02/2022 14:16

Lực lượng hạt nhân Nga trong thế sẵn sàng, căng thẳng leo thang

Trong một động thái gây sốc, “khai quật” lại nỗi sợ từ thời Chiến tranh Lạnh, ông Putin đã ra lệnh lực lượng hạt nhân Nga chuẩn bị sẵn sàng.

Ngày 27/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điều động lực lượng hạt nhân sẵn sàng ra trận bất cứ lúc nào, trong bối cảnh căng thẳng leo thang chưa từng có với phương Tây. Cuộc tấn công quân sự quy mô lớn của Nga vào Ukraine đã bước sang ngày giao tranh thứ tư tại thành phố Kharkiv.

Dưới đây là những điều cần biết về cuộc tiến đánh của Nga vào Ukraine và cuộc khủng hoảng an ninh ở châu Âu:

Nga báo động lực lượng hạt nhân

Trong một động thái gây sốc, “khai quật” lại nỗi sợ từ thời Chiến tranh Lạnh, ông Putin đã ra lệnh lực lượng hạt nhân Nga chuẩn bị sẵn sàng, làm gia tăng căng thẳng với châu Âu và Hoa Kỳ.

Ông nói rằng các cường quốc hàng đầu của NATO đã đưa ra tuyên bố hung hăng đối với Nga bên cạnh các lệnh trừng phạt kinh tế cứng rắn và loại các ngân hàng hàng đầu của Nga khỏi hệ thống ngân hàng SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Liên Ngân hàng và Tài chính Quốc tế).

Chiến tranh lan rộng trên lãnh thổ Ukraine

Quân đội Nga đã tiến gần đến thủ đô Kyiv của Ukraine, một thành phố gần 3 triệu dân, và giao tranh trên đường phố đã nổ ra tại thành phố Kharkiv. Các cảng chiến lược ở phía Nam của đất nước cũng đang chịu sức ép.

Bà Faina Bystritska, 87 tuổi, một người Do Thái sống sót sau Thế chiến II, nói: “Tôi ước mình chưa bao giờ sống để chứng kiến ​​điều này”. Thành phố Chernihiv, quê hương của bà, cách Kyiv khoảng 150km, đang bị tấn công và còi báo động hú liên tục. 

Hơn 200.000 người buộc phải rời khỏi Ukraine để đến các quốc gia biên giới. Cơ quan tị nạn của Liên hợp quốc cho biết điều này sẽ gây ra hệ quả nhân đạo tàn khốc đối với dân thường. Ảnh: AP / Visar Kryeziu
Hơn 200.000 người buộc phải rời khỏi Ukraine để đến các quốc gia biên giới. Cơ quan tị nạn của Liên hợp quốc cho biết điều này sẽ gây ra hệ quả nhân đạo tàn khốc đối với dân thường. Ảnh: AP.

Người Ukraine đã tình nguyện xung phong để bảo vệ đất nước, nhận súng do chính quyền phân phát và chuẩn bị bom lửa. Ukraine cũng đang thả những tù nhân có kinh nghiệm quân sự muốn chiến đấu cho đất nước, các nhà chức trách cho biết.

Nga và Ukraine đồng ý đàm phán

Sau khi từ chối lời đề nghị gặp mặt của ông Putin tại thành phố Homel của Belarus với lý do Belarus đang tiếp tay cho cuộc tấn công của Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã đồng ý cử một phái đoàn Ukraine đến gặp những người đồng cấp Nga tại biên giới Belarus.

Điện Kremlin sau đó cho biết thêm rằng Thủ tướng Israel, ông Naftali Bennett đã đề nghị đứng ra làm trung gian đàm phán chấm dứt chiến tranh trong một cuộc điện đàm với Putin, tuy nhiên không có thông tin về phản hồi của Tổng thống Nga.

Ukraine: một số bỏ chạy, một số trở lại để chiến đấu

Đã có 368.000 người dân Ukraine chạy trốn khỏi cuộc xung đột vũ trang lớn nhất châu Âu kể từ Thế chiến II  - chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Con số này tăng hơn gấp đôi so với ước tính của cơ quan chức năng.

Quá trình huấn luyện các thành viên phe cực hữu Ukraine, ở Kyiv, Ukraine. Ảnh: AP / Efrem Lukatsky.
Quá trình huấn luyện các thành viên phe cực hữu Ukraine, ở Kyiv, Ukraine. Ảnh: AP.

Theo các quan chức Ba Lan, hơn 100.000 người đã đến Ba Lan một mình. Theo các quan chức Hungary, có thêm 66.000 người tị nạn đã vào Hungary, với hơn 23.000 người nhập cảnh vào ngày 26/02.

Trong lúc vội vã thoát khỏi bom đạn và xe tăng, một số nam nữ dũng cảm đã tiến về quê nhà để bảo vệ Ukraine. 

Thế giới mạnh tay trừng phạt Nga

Sau các lệnh trừng phạt kinh tế lớn, Liên minh châu Âu đã đóng cửa không phận đối với các hãng hàng không của Nga và tài trợ vũ khí cho Ukraine cũng như nhắm mục tiêu vào các phương tiện truyền thông ủng hộ Điện Kremlin đang lan truyền thông tin sai lệch về cuộc chiến.

Nhật Bản đã cùng với Mỹ và các quốc gia châu Âu loại các ngân hàng hàng đầu của Nga khỏi hệ thống nhắn tin tài chính quốc tế SWIFT. Nhật Bản cũng sẽ gửi 100 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp cho Ukraine.

Và tập đoàn dầu khí khổng lồ BP cho biết họ đang cắt đứt quan hệ với Rosneft, một công ty dầu khí nhà nước của Nga. Điều đó có nghĩa là BP rút cổ phần và các quan chức BP từ chức các vị trí trong hội đồng quản trị của Rosneft .

Các dấu hiệu về khó khăn tài chính của Nga

Thiệt hại đối với nền kinh tế Nga là đáng kể, khi các cuộc tấn công và trừng phạt từ hầu hết các quốc gia còn lại trên thế giới đã kéo dài sang ngày thứ tư.

Nhiều video cho thấy hàng dài người Nga cố gắng rút tiền mặt từ các máy ATM, trong khi Ngân hàng Trung ương Nga ra tuyên bố kêu gọi bình tĩnh, tránh rút tiền hàng loạt. Các báo cáo cũng cho thấy rằng thẻ Visa và Mastercard không còn được chấp nhận cho những người có tài khoản ngân hàng quốc tế.

Các nhà phân tích cho biết Nga có thể phải đóng cửa tạm thời một số chi nhánh ngân hàng hoặc tuyên bố nghỉ lễ để bảo vệ hệ thống tài chính của mình.

Đức công bố chuyển biến quân sự lớn

Một ngày sau khi Đức, đầu tàu kinh tế của EU, tuyên bố sẽ gửi viện trợ quân sự cho Ukraine, Thủ tướng Đức, ông Olaf Scholz cho biết chính phủ sẽ tăng chi tiêu quốc phòng để tái vũ trang. Động thái này cho thấy cuộc tiến công của Nga vào Ukraine đang thách thức các chính sách an ninh và quốc phòng của châu Âu trong nhiều thập kỷ như thế nào.

Ông Scholz cam kết dành 113 tỉ USD cho các lực lượng vũ trang, tăng chi tiêu quốc phòng của Đức lên trên 2% GDP, đáp ứng yêu cầu lâu nay của các đồng minh NATO về việc nền kinh tế lớn nhất châu Âu phải làm nhiều hơn nữa cho an ninh của lục địa.

Liên minh châu Âu đang đề xuất bắt đầu sử dụng tiền của EU để mua vũ khí, đạn dược và các hỗ trợ khác cho Ukraine nhằm đáp trả hành động xâm lược của Nga đối với nước láng giềng. Ảnh: AP | Stephanie Lecocq
EU đề xuất dùng tiền để mua vũ khí, đạn dược và các hỗ trợ khác cho Ukraine nhằm đáp trả hành động "xâm lược" của Nga đối với nước láng giềng. Ảnh: AP.

Hôm thứ 26/2, Đức tuyên bố sẽ gửi 1.000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa tới Ukraine. Mỹ cũng đã cam kết hỗ trợ quân sự thêm 350 triệu USD cho Ukraine, cho các loại vũ khí chống tăng, áo giáp, vũ khí cỡ nhỏ và hơn thế nữa.

Người Nga chống đối chiến tranh

Bất chấp các cuộc đàn áp của cảnh sát, những người biểu tình đã tuần hành ở các trung tâm thành phố từ Moscow đến Siberia và hô vang "Không chiến tranh!"

Người biểu tình cầm biển báo và vẫy cờ trong cuộc biểu tình chống lại sự xâm lược của Nga và đoàn kết với người dân Ukraine, bên ngoài đại sứ quán Nga ở Lisbon, Chủ nhật, ngày 27 tháng 2 năm 2022. Cuộc biểu tình quy tụ hàng nghìn người được gọi bởi bảy trong số các chính trị gia Bồ Đào Nha chính các đảng phái trên toàn bộ chính trị. (Ảnh AP / Ana Brigida)
Người biểu tình chống chiến tranh bên ngoài đại sứ quán Nga ở Lisbon. Ảnh: AP / Ana Brigida.

Vào tối ngày 27/2, cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 1.474 người Nga tại 45 thành phố vì các cuộc biểu tình chống chiến tranh, nâng tổng số người bị bắt giữ trong vài ngày qua lên hơn 5.000 người.

Có thể bạn quan tâm: 

Những bức ảnh ghi lại cảnh Nga đã "phá vỡ" cuộc sống thường nhật tại Ukraine

Nguồn AP