Ảnh: SCMP/Reuters.

 
Bá Ước Thứ Năm | 25/04/2019 15:56

Làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc sẽ tăng tốc?

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung càng kéo dài, Trung Quốc sẽ chuyển các chuỗi cung ứng sang các nước khác.

Những áp lực với nền sản xuất ở Trung Quốc

Theo các nhà nghiên cứu, cuộc chiến thương mại với Mỹ kết hợp với Sáng kiến ​​Vành đai-Con đường có khả năng tăng thêm áp lực đối với nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và đầy nợ nần của Trung Quốc, khi mà những lợi thế của việc sản xuất ở nước này suy giảm.

→ Bắt đầu làn sóng doanh nghiệp tháo chạy khỏi Trung Quốc

Ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc đã bị áp thuế thương mại của Mỹ, đặc biệt là các nhà xuất khẩu nhỏ hơn, những người dễ bị tổn thương nhất khi nhu cầu và lợi nhuận suy giảm trước sự cạnh tranh từ các lựa chọn thay thế giá rẻ bao gồm Việt Nam và Ấn Độ.

“Những lợi thế [sản xuất tại Trung Quốc] vẫn được duy trì, nhưng về mặt động lực, những lợi thế tương đối đang suy giảm do những rủi ro và sự không chắc chắn xảy ra xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ”, ông Xu Qiyuan, nhà kinh tế tại Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nhận định.

Theo dữ liệu từ Oxford Economics, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất Việt Nam, được thúc đẩy bởi sản xuất điện tử, đã tăng lên 11% mỗi năm trong 5 năm qua và đó là động lực chính cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam.

Vào tháng trước, Sian Fenner, nhà kinh tế hàng đầu châu Á tại Oxford Economics cho biết, các thỏa thuận và sáng kiến ​​về thương mại như Trung Quốc [BRI] cũng hỗ trợ đầu tư trong khu vực.

→ LG sẽ chuyển dây chuyền sản xuất smartphones tại Hàn Quốc sang Hải Phòng

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khuyến khích Trung Quốc tăng đặt cược vào sáng kiến BRI. Đương nhiên, Bắc Kinh sẽ tìm cách thay thế một số hàng nhập khẩu của Mỹ bằng hàng hóa từ nơi khác. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung kéo dài càng lâu, Trung Quốc sẽ chuyển các chuỗi cung ứng sang các nước khác, bao gồm cả những nước tham gia BRI, ông Jonathan Hillman, giám đốc của Dự án Kết nối châu Á và là cựu cố vấn chính sách tại Văn phòng của Đại diện Thương mại Mỹ.

“Thiệt hại cho nông dân Mỹ có thể là một lợi ích cho Kazakhstan và các quốc gia khác đang làm sâu sắc thêm mối quan hệ giao thông với Trung Quốc thông qua Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường”.

Chuyển hướng mang tính chiến lược

Trong một cuộc thăm dò được thực hiện bởi công ty luật Baker McKenzie, 93% các công ty Trung Quốc đang xem xét thực hiện một số thay đổi đối với chuỗi cung ứng của họ để giảm thiểu tác động của thuế quan thương mại. Trong số này, 18% đang xem xét chuyển đổi chuỗi cung ứng và sản xuất hoàn toàn, với 58% thực hiện những thay đổi lớn. Hơn 17% đang thực hiện những thay đổi nhỏ để đối phó với cuộc chiến thương mại, với chỉ 7% không tạo ra thay đổi nào cả.

Lan song dich chuyen san xuat ra khoi Trung Quoc se tang toc?
 

Trong một số trường hợp, điều này có thể có nghĩa là doanh nghiệp sẽ đóng cửa nhà máy ở Trung Quốc và sản xuất được chuyển sang một quốc gia khác, thường là ở Đông Nam Á.

→ Dịch chuyển sản xuất tại châu Á nhìn từ Adidas và Nike

Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, nó có thể liên quan đến việc tái phân bổ sản xuất, trong đó việc sản xuất hàng hóa cho thị trường Trung Quốc chuyển đến một quốc gia không bị ảnh hưởng bởi thuế quan. Nhà máy Trung Quốc sau đó có thể được thiết kế lại để sản xuất hàng hóa dành cho các quốc gia không áp dụng thuế quan đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất.

“Trung bình, Đông Nam Á chậm hơn Trung Quốc 10 năm về cơ sở hạ tầng, năng lực hậu cần và chúng tôi cũng thấy những thách thức này, nếu nói đến chất lượng lao động và năng lực sản xuất", Maxfield Brown, một giám đốc nghiên cứu kinh doanh tại chi nhánh Hồ Chí Minh của công ty tư vấn Dezan Shira&Associates.

Xu hướng chuyển dịch không chỉ tác động đến giá các dịch vụ liên quan như cho thuê văn phòng, nhà xưởng tại Việt Nam mà còn cả nhân sự. Trong một báo cáo gần đây, Công ty Nhân sự Navigos đã nhấn mạnh các tác động với thị trường tuyển dụng do làn sóng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc.

Navigos nhận định những dự án, nhà máy mới đặt chân đến Việt Nam có thể tăng quy mô nhân sự lên gấp đôi hay gấp ba lần trong năm, đặc biệt trong một số lĩnh vực như thiết bị điện tử, sản xuất linh kiện cao cấp.

Nguồn SCMP