Thứ Hai | 14/05/2012 09:15

Các quỹ phòng hộ châu Á lấy lại tài sản thua lỗ năm 2011

Tuy nhiên, dữ liệu ngành cũng chỉ ra trong quý I/2012 hiệu suất ngành vẫn thấp hơn hiệu suất của các thị trường chứng khoán khu vực.

Tổng tài sảnở các quỹ châu Á tăng lên 86,7 tỷ USD vào cuối quý I/2012, vượt qua 83,4 tỷ USDcủa cuối năm 2010. Trung bình, các quỹ tăng 7,5%, một sự cải thiện đáng kể so với mất mát hơn 18% trong năm 2011. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mức tăng trên 11% quýI/2012 của chứng khoán Hong Kong và chỉ số MSCI thị trường mới nổi châu Á.

Theo Cơ quan nghiên cứu quỹ phòng hộ tại Chicago, Trung Quốc thống trị khu vực với sốquỹ phòng hộ đặt tại nước này (tính cả Hong Kong), chiếm 30% tổng số quỹ phòng hộtoàn cầu, và nhiều thứ 2 sau Mỹ.

Tuy nhiên, quy mô của các quỹ châu Á hầu hết nhỏ hơn đáng kể các quỹ do Mỹ hayvùng lãnh thổ khác thành lập. Do vậy, tài sản các quỹ này quản lý chỉ chiếm 4%tổng 2,13 nghìn tỉ USD trên toàn cầu của ngành.

Kenneth Heinz, chủ tịchHFR, nhận xét Trung Quốc sẽ tiếp tục nổi lên thành trung tâm của các quỹ phònghộ châu Á.

Vài năm gần đây ở Hong Kong đang có một làn sóng mở các quỹ mới, chủ yếu xuất phát từ các nhómgiao dịch tại sản tách ra từ các ngân hàng đầu tư. Trong tháng tới, BenjaminFuchs và một đội giao dịch từ Nomura sẽ ra mắt quỹ mới. Vốn của quỹ được ngân hàngNhật Bản hỗ trợ phần nào. Trong khi đó,William Lee, trưởng bộ phận kinh doanh cổphiếu phái sinh tại châu Á của JPMorgan, cũng dự định lập một quỹ và quý IV nămnay.

Khu vực Trung Quốc lục địa cũng cho thấy sự tăng trưởng. Một số quỹ nội địa Trung Quốc đã đạt quy mô 1 tỷUSD-2 tỷ USD. Hoạt động của các quỹ này tập trung hoàn toàn vào giao dịch vàkinh doanh chênh lệch giá của các hàng hóa như đồng trong và ngoài Trung Quốc.

Ông Matthew Pecot,  người đứng đầu bộ phận Prime Services củaCredit Suisse – Hong Kong nhận định các quỹ của châu Á đón nhậnnăm 2012 khá cẩn trọng. Họ đã chuyển sang giảm bán và giờ đang mua ròng.

Theo mộtkhảo sát các nhà đầu tư của Credit Suise năm 2012, Nhà đầu tư trên thế giới vẫn coi khu vực châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu để đầu tư phòng hộ, mặc dù trong 3 năm qua nhu cầu đầu tư phòng hộ ở đây đã giảm do đầu tư tăng nhiều.

Nguồn FT/ DVT


Sự kiện