Công ty dược phẩm Mỹ Eli Lilly nổi tiếng với các loại thuốc trị tiểu đường và thuốc giảm cân mới ra mắt. Ảnh: CNBC
50 công ty dược phẩm lớn nhất thế giới
Trên toàn cầu, doanh thu dược phẩm lớn đã tăng hơn 500 tỉ USD kể từ năm 2012, do dân số toàn cầu già đi. Cho đến nay, các nhà sản xuất thuốc của Mỹ chiếm thị phần lớn nhất trên toàn thế giới, được hỗ trợ bởi giá cao trong một thị trường ít bị quản lý hơn. Tuy nhiên, với 190 bằng sáng chế thuốc sắp hết hạn trong thập kỷ tới, nhiều công ty phải đối mặt với tổn thất doanh thu nặng nề dưới tay các đối thủ cạnh tranh về thuốc gốc.
Đồ họa dưới đây từ Pranav Gavali, cho thấy các công ty dược phẩm lớn nhất thế giới.
Nhìn chung, 50 nhà sản xuất thuốc lớn nhất tạo nên tổng vốn hóa thị trường là 4.700 tỉ USD. Với giá trị vốn hóa thị trường hơn 578 tỉ USD, công ty dược phẩm Mỹ Eli Lilly là công ty dược phẩm có giá trị nhất thế giới, nổi tiếng với các loại thuốc trị tiểu đường và thuốc giảm cân mới ra mắt. Giá insulin trung bình ở Mỹ cao hơn năm lần so với các nước khác.
Xếp thứ 2 là Novo Nordisk của Đan Mạch, với vốn hóa thị trường 453 tỉ USD. Công ty 100 tuổi này bắt đầu bằng việc sản xuất insulin, một loại thuốc mới được phát hiện vào những năm 1920. Giống như Eli Lilly, gần đây hãng đã tung ra loại thuốc giảm cân có tên Ozempic, ban đầu được dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Khi doanh số bán thuốc tăng vọt, công ty nhanh chóng trở thành công ty có giá trị nhất ở châu Âu. Theo BMO, thị trường thuốc giảm cân sẽ trị giá 100 tỉ USD vào năm 2035.
Nhật là nước xuất khẩu thuốc lớn sang Mỹ, là nơi có các công ty dược phẩm lớn nhất châu Á. Trên thực tế, đây là thị trường dược phẩm lớn thứ 3 trên thế giới. Một số công ty dược phẩm lớn của Mỹ bao gồm Eli Lilly, Pfizer và Bristol Myers Squibb đều có công ty con tại nước này.
Trong số 50 công ty dược phẩm hàng đầu, các nhà sản xuất dược phẩm của Mỹ chiếm 56% vốn hóa thị trường toàn cầu, tiếp theo là châu Âu với 34% và châu Á với 10% thị phần.
Với việc nhiều bằng sáng chế sẽ hết hạn vào năm 2030, các công ty dược phẩm lớn có thể bị mất doanh thu 200 tỉ USD do sự cạnh tranh khốc liệt từ thuốc generic. Hệ quả là 10 công ty dược phẩm lớn nhất toàn cầu có nguy cơ mất 46% doanh thu. Thêm vào đó, chính phủ Mỹ tuyên bố họ có thể loại bỏ sự bảo vệ bằng sáng chế nếu một số loại thuốc quá đắt trong nỗ lực kiềm chế giá thuốc cao. Điều này có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, đặc biệt là ở Mỹ. Với một số chi phí kê đơn cao nhất thế giới, chúng đắt gấp 3 lần so với các quốc gia khác, trung bình 1.432 USD mỗi người vào năm 2021. Giá trung bình cho các loại thuốc mới ra mắt ở Mỹ vào năm 2022 là hơn 200.000 USD mỗi năm, tăng từ mức 2.115 USD vào năm 2008.
Có thể bạn quan tâm:
Kiến trúc copy vs Du lịch Glocal
Nguồn Visualcapitalist