Ông Trương Quang Bình, Phó Giám Đốc Nghiên Cứu Khối Khách Hàng Tổ Chức, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam. Ảnh: PV

 
Ông Trương Quang Bình, Yuanta Việt Nam Thứ Năm | 20/04/2023 14:12

Chúng ta vẫn còn dư địa để giảm lãi suất điều hành

Đó là chia sẻ của ông Trương Quang Bình, Phó Giám đốc Nghiên cứu Khối khách hàng tổ chức, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam.

Quý I kém khả quan 

Đánh giá về tình hình kinh doanh quý I/2023 của các doanh nghiệp, ông Trương Quang Bình đánh giá tăng trưởng kinh tế tại hai thị trường lớn nhất là Mỹ và EU đang có dấu hiệu chậm lại, làm cho đơn hàng xuất khẩu từ Việt Nam giảm. Bên cạnh đó thì thanh khoản trong nước cũng siết chặt vào cuối năm 2022 để kiểm soát lạm phát, đã tác động chung đến tổng cầu và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp đã có sự ảnh hưởng nhất định. 

Lãi suất tác động tiêu cực đến tiêu thụ trong quý I và do đó một số doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ có thể ghi nhận mức giảm khoảng trên 50%. Bên cạnh đó các doanh nghiệp dệt may do đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ cũng sẽ ghi nhận mức giảm tương tự. Ngoài ra, các doanh nghiệp đạm cũng có thể ghi nhận mức giảm sâu do giá bán giảm. 

 

Theo ông Bình, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào sức khỏe tài chính và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quý I các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, đòn bẩy tài chính thấp sẽ có sức chống chịu tốt hơn khi mà lãi suất tăng và nhu cầu tiêu thụ giảm. Nhưng mà thông thường những doanh nghiệp có vốn hóa lớn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn. 

Ngoài ra, các doanh nghiệp tập trung vào thị trường trong nước vẫn sẽ khả quan hơn các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh doanh nghiệp tập trung vào thị trường Mỹ và Châu Âu sẽ bị ảnh hưởng rất là lớn. Bởi vì là như chúng ta cũng biết xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu trong quý I đã giảm lần lượt khoảng 20% và 10% so với cùng kỳ. 

Dư địa giảm lãi suất vẫn còn 

Theo ông Bình, chúng ta vẫn còn còn dư địa để giảm lãi suất điều hành thêm khoảng 100 điểm cơ bản trong thời gian tới. Bởi vì tình hình lạm phát cũng đang hạ nhiệt và tỉ giá USD/VND cũng đang có dấu hiệu ổn định hơn, qua đó hỗ trợ tích cực cho sự hồi phục của nền kinh tế. Tuy nhiên, các chính sách như vậy bao giờ cũng có độ trễ tác động từ khoảng 3-6 tháng. Do đó, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ có sự cải thiện từ nửa cuối năm 2023 trở đi. 

Đối với thị trường chứng khoán, ông Bình cho rằng thị trường đã quay lại xu hướng tăng. “Xu hướng này được xác định bằng mức hồi phục khoảng 20% so với đáy và tôi cho rằng bây giờ là thời điểm để chúng ta quan tâm đến sự cải thiện kết quả kinh doanh trong những quý tới, thay vì trong quý I”, ông Bình chia sẻ. 

 

Cũng theo vị chuyên gia này, thông thường thị trường chứng khoán sẽ phản ánh trước các yếu tố vĩ mô cũng như là kết quả kinh doanh của toàn bộ các doanh nghiệp niêm yết khoảng từ 3-6 tháng. Bên cạnh đó, định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại đang ở mức rất hấp dẫn so với lại quá khứ 10 năm, cũng như so với khu vực, với mức P/E dự phóng hiện tại chỉ khoảng 10 lần mà thôi.

“Đối với các nhà đầu tư thì dù thị trường sẽ quay trở lại xu hướng tăng trong thời gian sắp tới và trong dài hạn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng nên thực hiện quản trị rủi ro, tránh đòn bầy tài chính quá cao cũng như giao dịch quá tập trung. Ở thời điểm hiện tại, chúng ta có thể bắt đầu tích lũy dần cổ phiếu, đặc biệt là các cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt vào các nhịp điều chỉnh để chuẩn bị cho xu hướng tăng dài hạn trong thời gian tới”, ông Bình chia sẻ thêm. 

Có thể bạn quan tâm 

Giới trẻ “all in” một lần hay làm giàu chậm?