Thứ Sáu | 11/04/2014 20:12

Doanh nhân Việt ở Ukraine: Chưa bao giờ khó khăn như hiện nay

Kinh doanh ở điểm nóng bất ổn kinh tế chính trị, một bộ phận tiểu thương và doanh nhân Việt Nam đứng trước nguy cơ bị loại khỏi thương trường.

Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine nhen nhóm từ khi cựu Tổng thống ViktorYanukovych từ chối ký một thỏa thuận thương mại tăng cường liên kết với Liên minh châu Âu vào tháng11 năm ngoái. Tuy nhiên, chỉ gần hai tháng trở lại đây, bất ổn tại đất nước này mới thực sự lên caotrào khi ông Yanukovych phế truất và Nga phê chuẩn sáp nhập Crimea.

Trao đổi với PV, ông Hoàng Công Bảo Đàm - Chủ tịch Hội doanhnhân người Việt tại Kiev cho hay có khoảng 10.000 Việt kiều tại Ukraine, trong đó 90% sống bằngkinh doanh chợ, buôn bán hàng tiêu dùng và các dịch vụ đi kèm.

Những doanh nhân có vốn liếng khá hoặc đăng ký kinh doanh chính thức, làm việcbài bản không nhiều, ở Kiev có hơn 20, tính cả Ukraine khoảng 100 người, ông Đàm cho hay. Cộng đồngnày kinh doanh đa dạng hơn, họ nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam để phân phối lại cho các tiểu thươnghoặc các hệ thống cửa hàng, như quần áo, giày, cá tra, gạo hoặc sản xuất mỳ ăn liền, kinh doanh bấtđộng sản…

sun-mall-7081-1397198692.gif

Trung tâm thương mại Sun Mall của người Việt ở Kharkov. Ảnh: HữuThuật.

Từ Kiev, trung tâm của những cuộc biểu tình hồi trung tuần tháng 2, chị Mai Anhcho biết thành phố đã dần yên tĩnh trở lại nhưng khắp nơi luôn bắt gặp những gương mặt nặngtrĩu lo âu bởi khó khăn còn chồng chất phía trước. "2013 là một năm làm ăn rất khó khăndo ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Nhiều gia đình phải hết sức tiết kiệm, chật vậtchèo chống mong giữ cho cuộc sống không xáo trộn. Nhưng rồi hy vọng, mong mỏi cho một nămmưa thuận gió hòa đã tan thành mây khói trong những ngày cuối tháng hai vừa rồi", chị chia sẻ.

Ông Hoàng Bửu Lộc - thành viên Hội doanh nhân Việt Nam tỉnh Kharkov, đã 25 nămsống và kinh doanh tại Ukraine và trải qua nhiều thời khắc lịch sử nơi đây, song với ông, cuộckhủng hoảng kinh tế chính trị năm 2014 là nghiêm trọng nhất. Kharkov là thủ phủ miền đông Ukraine,cũng là nơi tập trung đông người Việt nhất.

"Cuộc sống và công việc kinh doanh của bà con Việt Nam nơi đây đảo lộn", ông chiasẻ trên trang Cộng đồng người Việt tại Kharkov. Giá đôla từ 8,2 grivna đã lên tới 13 grivna. Hàngnhập bằng đôla, nếu nhân với giá đôla hiện tại thì không thể nào bán được, mà bán theo giá thấp thìlỗ. Điều này khiến công việc kinh doanh của cộng đồng người Việt trở nên rất khó khăn, thậm chí gầnnhư tê liệt hoàn toàn.

"Có thể đây sẽ là cuộc đào thải lớn nhất từ trước đến nay. Một bộ phận người kinhdoanh đang đứng trước nguy cơ bị loại khỏi thương trường. Con số là bao nhiêu, không ai biết rõ,nhưng chắc là không ít", ông nhận định.

ucraina2-6283-1397198692.jpg

Anh Thái - một tiểu thương tại Kiev cho biết vẫn đang theo dõi tình hình nhưngkhông quá lo lắng, chỉ về Việt Nam khi thực sự thấy căng thẳng. Ảnh: Mai Anh

Ông Hoàng Công Bảo Đàm cũng đánh giá đây là thời gian khó khăn nhất của cộng đồngViệt Nam trong mấy chục năm qua. "Trước năm 2008, tình hình kinh doanh khá dễ dàng, từ khủng hoảngkinh tế năm 2008 đến nay tuy khó khăn nhưng đa số ít nhiều vẫn có thu nhập tốt. Bây giờ mới là thờikỳ khó khăn thực sự", ông cho biết.

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu sang Nga, Ukraine cho biết trướcmắt chưa chịu ảnh hưởng lớn, song không thể dự đoán tương lai bởi đây là cuộc khủng hoảng lâudài.

Ông Trần Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam(VASEP) cũng phản ánh "chưa có gì ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản". "Ukraine đangchìm trong bất ổn chính trị, song chuyện mua bán hàng hóa, ăn uống vẫn phải diễn ra. Do vậy thươngmại không ảnh hưởng", vị này nhận xét.

Viễn cảnh kinh tế được vị này phác họa đang rất ảm đạm. Khủng hoảng kinh tế chínhtrị, nguy cơ chiến tranh dẫn đến đồng tiền nội địa mất giá, sức mua kém do thu nhập giảm sút. Cácdoanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam và các nước vào Ukraine cũng như sản xuất trong nước,kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp đưa hàng hóa Ukraine về Việt Nam, Ngavà đi các nước hưởng lợi hơn vì đồng nội tệ mất giá, song một bộ phận lớn lại phụ thuộc vào Nga,trong khi mối quan hệ giữa hai quốc gia hiện nay rất xấu, thị trường có thể bị đóng cửa bất cứ lúcnào.

Đại diện cộng đồng doanh nhân tại Kharkov khẳng định để trụ lại doanh nhânViệt kiều sẽ phải thay đổi cung cách làm ăn, hướng tới chiều sâu và bền vững.

"Chuyện tay không bắt giặc đã đi vào quá khứ. Nếu không còn vốn thì không nêntiếp tục làm chủ nữa, hãy vui vẻ chấp nhận chuyển sang làm thuê hoặc một công việc gì đó phù hợp,miễn đảm bảo cuộc sống", ông Hoàng Bửu Lộckhuyến cáo.

Ông cũng bày tỏ, tình hình khó khăn có thể khiến nhiều người nghĩ đến việc mởrộng kinh doanh ra các lĩnh vực khác, như mở quán ăn, nhà hàng, chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng,sản xuất… chứ không bó hẹp phạm vi trong khu vực chợ. Do vậy, mỗi người nên tìm cho mình một conđường riêng, một phong cách riêng trong kinh doanh và chia sẻ hơn nữa những kiến thức và kinhnghiệm kinh doanh của mình. Ngoài ra, trong tình cảnh khó khăn, chủ hàng cũng như người bán hàngcần thông cảm với nhau, tránh những thành động tiêu cực như xù nợ, trốn tránh hoặc chây ỳ.

"Tôi hy vọng cộng đồng sẽ vượt qua được cuộc khủng hoảng này, như từng vượt quahai cuộc khủng hoảng năm 1998 và 2008. Tôi cũng hy vọng rằng chính khủng hoảng sẽ làm xuất hiệnnhiều cơ hội làm ăn mới cho cộng đồng người Việt", vị doanh nhân này bộc bạch.

Ông Hoàng Công Bảo Đàm cho hay đa số người Việt Nam định cư ở Ukraine đã khá lâu,nhiều người có nhà cửa, tài sản, cuộc sống ổn định. Do vậy, dù tương lai Ukraine khá bất định songmọi người đang tìm cách giảm bớt rủi ro, thu gọn công việc đề phòng trường hợp xấu xảy ra. Một sốdoanh nhân có điều kiện và vốn liếng có thể đầu tư về Việt Nam nhằm tìm kiếm sự ổn định và lâudài.

"Cầu mong chiến tranh đừng xảy ra, bình yên sẽ trở lại với Ukraine.Cuộc sống rồi sẽ tốt đẹp lên với những gia đình người Ukraine và người Việt - vớinhững người yêu hòa bình, chăm chỉ, cần cù trong lao động", chị Mai Anh tâm sự.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), tính đến cuốitháng 2/2014, Việt Nam có 19 dự án đầu tư sang Nga với tổng vốn gần 2,5 tỷ USD, tại các lĩnh vựcnhư thăm dò và khai thác dầu khí, trung tâm thương mại, khách sạn văn phòng cho thuê. Trong khi đó,Nga là quốc gia đứng thứ 18 trên 101 tổng quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổngvốn đăng ký gần 2 tỷ USD, tập trung trong ngành chế biến, chế tạo, khai khoáng, bất động sản.

Về thương mại, số liệu từ Tổng cục Hải quan cho hay, Nga đang là đối tác xuất khẩu lớn thứ 22 tronghơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch năm 2013 đạt 1,9 tỷ USD. Trong năm qua, kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam sang Ukraine cũng đạt 253 triệu USD.

Phương Linh

Nguồn Vnexpress


Sự kiện