Việc ký kết “Thỏa thuận xanh châu Âu” đã buộc các công ty phải hành động, đầu tư vào vận chuyển xanh và bao bì bền vững. Ảnh: T.L
Thương mại điện tử bền vững đang trở thành xu thế nổi bật
Trên các diễn đàn của lĩnh vực thương mại điện tử, nhiều CEO cho rằng 2023 sẽ là một năm đầy thách thức đối với ngành này. Và để tồn tại, các doanh nghiệp cần nỗ lực áp dụng các xu hướng mới nổi.
Trước tiên, các doanh nghiệp cần tập trung nâng cao giá trị trong bối cảnh suy thoái rình rập. Chuyên gia Martin Macmillan của Công ty dịch vụ tiếp thị YOUWE (Hà Lan) cho rằng trong bối cảnh bất ổn chính trị trên quy mô toàn cầu và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, khách hàng sẽ có xu hướng tìm đến nơi nào có quy trình trả lại hàng dễ dàng, có mô hình bán hàng đa kênh (ominchannel) kết hợp chặt chẽ với các cửa hàng truyền thống, cũng như khả năng nhận đơn đặt hàng của họ để tránh chi phí vận chuyển và giảm lượng khí thải carbon.
Ông Greg Zakowicz, đại diện Omnisend cũng đồng ý rằng các thương hiệu cần tăng giá trị thông qua các chính sách vận chuyển và hoàn trả thân thiện, dịch vụ khách hàng, chương trình khách hàng thân thiết, tăng cường kênh tiếp thị mà người tiêu dùng ưa thích, đặc biệt là tin nhắn điện thoại (SMS).
Các thương hiệu thương mại điện tử sẽ cần đặt thương hiệu làm trọng tâm trong mọi hoạt động để tạo ra trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ. Ảnh: zoey.com. |
Bên cạnh đó, thương mại điện tử bền vững sẽ trở thành xu thế nổi bật. Theo Giám đốc điều hành Công ty phần mềm vận chuyển Sendcloud, ông Rob van den Heuvel, việc ký kết “Thỏa thuận xanh châu Âu” đã buộc các công ty phải hành động, đầu tư vào vận chuyển xanh và bao bì bền vững. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc thay đổi hành vi bền vững của người tiêu dùng.
Về trải nghiệm thương hiệu, Giám đốc Công ty tiếp thị thương mại điện tử Fattoretto Agency của Italy, ông Massimo Fattoretto đánh giá ngoài việc tăng chi phí quảng cáo, xu hướng lớn nhất trong tiếp thị thương mại điện tử vào năm 2023 sẽ là nâng cao thương hiệu và hệ thống lấy thương hiệu làm trung tâm. Google sẽ tiếp tục cung cấp cho các công ty marketing ít dữ liệu hơn do các quy định về quyền riêng tư. Do đó, các thương hiệu thương mại điện tử sẽ cần đặt thương hiệu làm trọng tâm trong mọi hoạt động để tạo ra trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ.
Đối với hoạt động mua sắm trên mạng xã hội, bà Doone Roisin, người sáng lập Câu lạc bộ phụ nữ khởi nghiệp (Female Startup Club), cho hay mua sắm trên các nền tảng truyền phát trực tiếp sẽ tiếp tục làm bùng nổ sự phát triển của các thương hiệu DTC (mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp trực tiếp bán sản phẩm đến khách hàng thông qua những cửa hàng chính hãng, website, fanpage, các trang thương mại điện tử mà không thông qua bất kỳ trung gian phân phối nào). Ông Carl Walker, Công ty phát triển thương mại điện tử Fluidcommerce có trụ sở tại Manchester (Anh), bày tỏ tin tưởng thương mại trực tiếp hứa hẹn tạo ra những con số doanh thu và tỷ lệ chuyển đổi hấp dẫn trong năm tới.
Có thể bạn quan tâm