Hân Nguyễn Thứ Hai | 31/10/2022 07:19

Quốc gia nào vẫn tích cực theo đuổi năng lượng hạt nhân?

Theo báo cáo, có 33 quốc gia hiện đang vận hành các lò phản ứng điện hạt nhân, nhưng chỉ có 15 quốc gia tích cực theo đuổi công nghệ này.

Theo Báo cáo Tình trạng Công nghiệp Hạt nhân Thế giới năm 2022, sản lượng điện hạt nhân toàn cầu tăng 3,9% vào năm 2021, cùng tốc độ đã giảm vào năm 2020. Năm 2022, 411 lò phản ứng hoạt động trên khắp thế giới - ít hơn 26 lò so với năm 2011. 29 lò khác hiện đang được bảo lưu dài hạn và 53 lò mới đang được xây dựng thêm - hơn một nửa trong số này nằm ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Sự mở rộng nhanh chóng của năng lượng tái tạo và tâm lý tiêu cực của công chúng đối với năng lượng hạt nhân, được tạo ra bởi các thảm họa như ở Chernobyl hoặc Fukushima, đã và đang biến điện hạt nhân thành một loại năng lượng bị "ghẻ lạnh" toàn cầu. Điện hạt nhân, trong sản xuất điện năng toàn cầu, đã giảm từ mức cao nhất 17,5% vào năm 1996 xuống chỉ còn 9,8% vào năm 2021, khi nhiều quốc gia trì hoãn hoặc từ bỏ loại năng lượng này.

Theo báo cáo, có 33 quốc gia hiện đang vận hành các lò phản ứng điện hạt nhân, nhưng chỉ có 15 quốc gia tích cực theo đuổi công nghệ này - bao gồm cả các nước mới sử dụng năng lượng hạt nhân năm 2020 như Belarus và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Quốc gia có hệ thống năng lượng hạt nhân phát triển nhanh nhất thế giới cũng là một trong những quốc gia "non trẻ" nhất: Trung Quốc. Nước này đã sử dụng năng lượng hạt nhân từ đầu những năm 1990 và hiện đang vận hành 55 lò phản ứng hạt nhân, phần lớn trong số đó đã đóng góp không ít vào lưới điện quốc gia trong 10 năm qua. Mỹ trong khi đó vẫn là thành trì năng lượng hạt nhân lớn nhất toàn cầu, với 92 lò phản ứng hoạt động, tính đến tháng 7 năm 2022, giảm 12 lò kể từ năm 2011. Mặc dù ghi nhận giảm số lượng, hệ thống của Mỹ vẫn đang hoạt động trong khi Nhât Bản giảm tới 38 lò kể từ năm 2011, thì dự kiến sẽ sớm chính thức ngưng sử dụng loại năng lượng này.

Cho đến nay, chỉ có ba quốc gia đã đóng cửa tất cả các lò phản ứng - Ý vào năm 1987, Kazakhstan vào năm 1998 và Lithuania vào năm 2009. Đức gần đây đã mở rộng hệ thống của mình trong cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay nhưng có kế hoạch chấm dứt sản xuất năng lượng hạt nhân vào năm 2023.

 

Có thể bạn quan tâm: 

Tỉ phú Elon Musk hoàn tất mua lại Twitter với 44 tỉ USD

Nguồn Statista