Thương mại điện tử đến gần hơn thị trường 10 tỷ USD
→Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng nhất thế giới
Ông Alexandre Dardy, CEO Lazada Việt Nam, nhận xét, thị trường bán lẻ trực tuyến cuối năm cho những dấu hiệu tốt, nhưng cũng tạo ra áp lực. "Chúng tôi phải chuẩn tốt mọi mặt để thực hiện đợt bán hàng cao điểm cuối cùng, từ ngày 11 đến 14/12", người đứng đầu Lazada Việt Nam cho biết.
Xu hướng thương mại điện tử là không thể đảo ngược khi thị trường đạt tốc đột tăng trưởng 22% mỗi năm. Chỉ tính riêng đợt cao điểm từ ngày 9-11/11, trên Lazada đã có 16 triệu lượt truy cập và gần 1,5 triệu sản phẩm bán ra trong 3 ngày.
Liên quan đến mua sắm trực tuyến, bà Lại Việt Anh, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương, nhận xét, một trong những điểm nhấn năm 2017 là khuyến mãi các sản phẩm đạt 3 tiêu chí: chính hãng, giá trị giảm giá thực và miễn phí chuyển phát.
Mua sắm trực tuyến đã, đang và sẽ liên kết giữa các đơn vị, kết nối chuỗi cung ứng chuyên nghiệp, mô hình thương mại điện tử chuyên nghiệp hoá từng khâu, từ đó tạo ra kích cầu tiêu dùng. Theo nghiên cứu của Nielsen, Việt Nam đang có khoảng 23 triệu người thường xuyên mua sắm trực tuyến và đang tăng nhanh nhờ vào sự tăng trưởng của thị trường di động.
Cục Thương mại Điện tử và Thương mại điện tử và Kinh tế số, trong một khảo sát tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2016, đã ghi nhận có 32% doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ kinh doanh với đối tác nước ngoài qua kênh trực tuyến, 11% tham gia các sàn thương mại điện tử và 49% có website.
Trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đặt mục tiêu 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người/năm, khi đó thị trường sẽ đạt quy mô 10 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước.