P&G đặt cược vào thị trường Việt Nam
Người dân Việt Nam cũng ưa thích các thương hiệu phương Tây hơn sản phẩm trong khu vực. Các giám đốc điều hành công ty về tiêu dùng cho biết người Việt Nam nhiệt tình mua sản phẩm hơn so với các nước đang phát triển có thu nhập tương đương. Đó là 1 lý do các công ty đa quốc gia đã hoạt động ở Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đang chuyển sang chú ý tới Việt Nam như thị trường mới nổi tiếp theo của mình.
Deb Henretta, chủ tịch của P&G ở châu Á cho rằng xã hội Việt Nam còn trẻ, và ưa thích thử nghiệm những gì mới lạ, và cho biết Việt Nam, cũng như các nước châu Á gồm thị trường tiềm năng như Myanmar là "các động lực tăng trưởng cho công ty".
P&G năm ngoái giảm dự đoán lợi nhuận lần thứ 3 trong năm do tăng trưởng suy giảm và mất thị phần ở Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, các thị trường đang phát triển lại được dự đoán chiếm tới 37% doanh thu công ty năm nay từ 35% năm trước. Công ty tin rằng còn rất nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Hàng thế kỷ, các công ty Mỹ không thể hoạt động ở Việt Nam vì lệnh cấm vận. Nhưng chỉ ngay sau khi lệnh này được rỡ bỏ năm 1994, 1 năm sau đó P&G và Unilever đã xâm nhập vào thị trường.
Oru Mohiuddin của công ty nghiên cứu Euromonitor International nhận định Việt Nam là một thị trường tiếp theo, nhưng cạnh tranh quyết liệt. Doanh thu các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình, cũng như các sản phẩm làm đẹp của tất cả nhà sản xuất năm ngoái tổng là 1,35 tỷ USD, tăng 14% so với 2010, theo Euromonitor.
Mặc dù chỉ rất nhỏ so với doanh thu 82,6 tỷ USD năm ngoái của P&G, nhưng Việt Nam được dự đoán là một trong những thị trường mới nổi tăng trưởng nhanh nhất, theo Euromonitor, với chi tiêu tiêu dùng dự đoán tăng 42% trong giai đoạn 2012-2016.
Mặc dù P&G là nhà phân phối đứng đầu các sản phẩm chất tẩy rửa, kem đánh răng, khắn giấy, dao cạo râu ở Mỹ, tuy nhiên ở Việt Nam, công ty lại chiếm thị phần ít hơn so với Unilever trong các sản phẩn chăm sóc cá nhân và gia đình. P&G chỉ đứng số 1 với thương hiệu dao cạo râu Gillette.
P&G nhắm vào tâm lý thương hiệu cao cấp của người Việt Nam, như sản phẩm trắng da Olay, và các mặt hàng công ty chiếm ưu thế so với Unilever. Công ty cũng sản xuất hàng hóa chi phí thấp để thu hút những người có thu nhập khiêm tốn hơn.
Công ty muốn thu hút mọi đối tượng khách hàng, bà Henretta cho biết. Công ty sử dụng nhiều cách tiếp cận khách hàng, trong đó quảng cáo của công ty chủ yếu trên TV, phương tiện truyền thông có ảnh hưởng lớn nhất đất nước.
Năm ngoái, công ty thực hiện quảng cáo đi khắp đất nước với một chiếc xe nhiều màu sắc logo các thương hiệu từ dầu gội đầu Rejoice, Olay, Gillette để tìm kiếm các thí sinh cho cuộc thi Vietnam's Got Talent mà P&G là nhà tài trợ duy nhất. Để tiếp cận các hộ gia đình nông thôn sống trên sông nước, công ty tổ chức các sản phẩm hàng hóa giá rẻ trên thuyền
Đồng thời, công ty cũng tích cực tìm ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu người Việt Nam. Các nghiên cứu thị trường công ty cho thấy, công ty đến thăm 100 hộ gia đình Việt Nam năm ngoái,và phát hiện ra công dụng mới cho một số thương hiệu. Ví dụ như Ambi Pur dùng để khử mùi cho các ghế bọc da ở Mỹ, P&G nhận ra có thể dùng sản phẩm này khử mùi mũ xe máy, phương tiện di chuyển chính ở Việt Nam. Và nó là một trong những sản phẩm phát triển nhanh nhất của công ty ở Việt Nam.
Công ty cũng tích cực tham gia các hoạt động từ thiện. P&G mở 2 nhà máy ở Việt Nam, với hơn 900 nhân viên. Giống nhiều công ty đa quốc gia, nó có bộ phận từ thiện để đem các dịch vụ giáo dục, y tế và các dịch vụ khác tới các khu vực kém phát triển. Nhờ đó, P&G quảng bá được thương hiệu của mình trong các cộng đồng dân cư.
Nguồn Bloomberg/ DVT