Sự tĩnh lặng hướng vào bên trong bản thể là cầu nối vô cùng quan trọng cho cân bằng thân-tâm-trí.Sự tĩnh lặng hướng vào bên trong bản thể là cầu nối vô cùng quan trọng cho cân bằng thân-tâm-trí.

 
Thứ Sáu | 29/07/2022 09:53

Sự yên tĩnh mới sang làm sao!

Ở thời đại mà nhịp sống hối hả, tiếng ồn là "đặc sản" còn sự yên tĩnh, bình lặng là thứ "phẩm vật" xa xỉ.

Tiếng ồn, một sản phẩm của văn minh nhân loại, đang trở thành thứ virus gặm nhấm bộ não và thể xác con người. Nếu một lúc nào đó được ngả lưng trên chiếc ghế dựa trong một không gian tĩnh lặng và thưởng thức giai điệu nhẹ nhàng của bản nhạc thiên nhiên, hoặc chỉ đơn giản là ngồi thiền, bạn sẽ phát hiện ra rằng sự tĩnh lặng trong không gian quả thực là món quà sang trọng hơn bất cứ món quà nào mà bạn nhận được trong đời. Sự tĩnh lặng hướng vào bên trong bản thể là cầu nối vô cùng quan trọng cho cân bằng thân-tâm-trí.

Con người đang hiện hữu trong một thế giới đầy ắp những tiếng ồn. Tiếng lách cách từ chiếc xe bán hàng rong, tiếng gõ búa đinh tai nhức óc trong những công trình mọc lên như nấm đang tất bật thi công, tiếng vo ve đến rợn người của động cơ xe xịt khói đen nghịt và hàng trăm, hàng trăm thứ âm thanh khác đang bủa vây cuộc sống loài người. Vào đến công sở vẫn chưa thoát. Chiếc điện thoại di động của bạn hay đồng nghiệp cứ bất giác rung chuông không kể giờ giấc. Điện thoại rung khiến tim bạn hồi hộp hơn. Con người ban đầu còn thích nghi với thứ âm thanh này, nhưng ngày một ngày hai, là bị stress. Không phải do sức ép công việc mà là “stress âm thanh”, một loại stress có thật thời hiện đại, với sự lên ngôi của công nghệ. Hết giờ, rời công sở, ngỡ rằng sẽ thoát khỏi hàng đống thanh âm đáng ghét, nhưng khi bạn về nhà, mở cửa sổ và bạn có thể bị tra tấn bởi âm thanh chát chúa từ dàn máy karaoke công suất lớn của nhà hàng xóm. Lúc đó, chắc rằng bạn sẽ chỉ còn mong ước một điều duy nhất: muốn thoát khỏi hành tinh này!

Không phải do sức ép công việc mà là “stress âm thanh”, một loại stress có thật thời hiện đại, với sự lên ngôi của công nghệ.
Không phải do sức ép công việc mà là “stress âm thanh”, một loại stress có thật thời hiện đại, với sự lên ngôi của công nghệ.

Tiếng ồn có thể xem là một kẻ thù không thể coi thường. Điều trớ trêu là tiếng ồn không chỉ làm loạn vào ban ngày mà còn len lỏi vào màn đêm, đe dọa giấc ngủ và sự nghỉ ngơi của con người. Những khảo sát của giới khoa học Anh năm 2004-2005 đã cho thấy tại Anh, từ năm 1990, tiếng ồn ban ngày có giảm đôi chút nhưng tiếng ồn vào ban đêm lại tăng lên. Kết quả là 2/3 gia đình tại Anh đã chịu đựng thứ tiếng ồn ngoài mong đợi và trên ngưỡng cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Họ không thể ngủ được với chiếc cửa sổ mở toang và “đội quân âm thanh” cứ tấn công họ từ đêm này qua đêm khác. Nói chi đâu xa, nhiều bạn Tây khi đến Việt Nam ngạc nhiên chẳng hiểu vì sao chúng ta ăn to nói lớn, bóp còi xe inh ỏi và tiếng ồn có khắp mọi nơi, kể cả vào buổi tối.

Nạn nhân của tiếng ồn sẽ có những biểu hiện bất thường về tâm sinh lý như đau tim, máu cao, dễ bất tỉnh hay đột quỵ. Một số khác hình thành triệu chứng trầm cảm, sợ hãi, giận dữ hay đơn giản là giật thót tim. Bởi vậy, điều cuối cùng bất kỳ ai trong chúng ta sau một ngày làm việc căng thẳng cũng cần là tiếng ồn tự giác “ngả nón” ra đi. Ở Nhật, để tránh tiếng ồn gây phiền người kế bên, những hành khách đi tàu điện ngầm khi nhận điện thoại có thói quen thì thầm chỉ trong vài giây. Tại Sydney, khán giả xem hòa nhạc cũng phải tắt hẳn điện thoại. Các phát kiến khoa học cũng đã góp phần làm tiếng ồn gói trọn trong “ngưỡng nghe” (tần số âm con người có thể chịu đựng được) như điện thoại di động có chế độ gài nhạc nhẹ không dùng chuông, các cửa kính cách âm văn phòng và tư gia, bộ lọc tạp âm dùng trong các văn phòng có cửa sổ thông thiên.

Điều cuối cùng bất kỳ ai trong chúng ta sau một ngày làm việc căng thẳng cũng cần là tiếng ồn tự giác “ngả nón” ra đi.
Điều cuối cùng bất kỳ ai trong chúng ta sau một ngày làm việc căng thẳng cũng cần là tiếng ồn tự giác “ngả nón” ra đi.

Sự yên tĩnh giờ đây xem chừng cũng giống một thứ sản phẩm xa xỉ và không dễ mua. Đó cũng là lý do vì sao bộ phim khoa học viễn tưởng Alien đưa ra một thông điệp khá ấn tượng: “Chỉ có trong vũ trụ tĩnh lặng mới không ai có thể nghe được tiếng thét của bạn!”.