Chia sẻ từ các doanh nghiệp tham gia diễn đàn đổi mới sáng tạo cho thấy trong thời kỳ số hóa mạnh mẽ hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều đứng trước thách thức đổi mới công nghệ. Ảnh: BTC

 
Cẩm Tú Thứ Tư | 06/09/2023 17:38

Tìm động cơ đổi mới để doanh nghiệp Việt vượt thách thức

Nếu ví von mỗi doanh nghiệp là một cỗ xe hay đoàn tàu, bộ phận quan trọng thúc đẩy phương tiện này hoạt động chính là động cơ.

Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp thành công đều có cho riêng mình một động cơ khác biệt. Đó có thể là lợi thế cạnh tranh, văn hóa doanh nghiệp, hay tư duy chiến lược của những người lãnh đạo. Theo thời gian và trong điều kiện môi trường thay đổi, động cơ này cần được nâng cấp và đổi mới không ngừng để luôn tìm ra hướng tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Câu hỏi “Làm thế nào để dẫn dắt doanh nghiệp thành công bằng động cơ đổi mới trong thời kỳ biến thiên ảm đạm của nền kinh tế?” đã được các doanh nhân đào sâu trong InnoEx Forum 2023 vừa qua. Trong đó, thu hút khá nhiều sự chú ý là các chia sẻ của ông Nguyễn Hữu Quang, Tổng giám đốc Ngân hàng số Cake by VPBank và Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Mỹ Lan Group.

Tại diễn đàn, nhiều người cho rằng muốn cải tiến công nghệ, ngay từ đầu phải có một số tiền đủ lớn để mua giải pháp hay phần mềm. Tuy nhiên, CEO của Cake, ngân hàng số có tốc độ tăng trưởng thuộc top đầu Việt Nam nhận định, rằng nguồn ngân sách là yếu tố cần thiết khi thực hiện bất kỳ điều gì, nhưng đó không phải là vấn đề đầu tiên. Doanh nghiệp muốn đổi mới cần dựa trên phân khúc và nhu cầu khách hàng, từ đó tạo ra sản phẩm dịch vụ tốt nhất để thu hút khách hàng.

 

“Công nghệ đắt chưa chắc là phù hợp. Chúng ta cần những văn hóa, đội nhóm có thể chiến đấu cùng nhau để có thể thay đổi, tạo nên một sản phẩm tốt hơn. Khi có kế hoạch rõ ràng như vậy thì chắc chắn sẽ có tiền”, ông Nguyễn Hữu Quang khẳng định. Lãnh đạo này cũng nhấn mạnh 2 động cơ của Cake trong đổi mới đó là: Tư duy khác biệt, không làm theo sản phẩm mà các đối tác khác đã làm, mà phải làm cái mới; Tư duy thứ 2 là đổi mới sáng tạo là sống còn.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ cũng cho rằng việc suy nghĩ ngoài khung (out of the box) là một trong những điều kiện tiên quyết mà những nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần áp dụng. “Phải suy nghĩ ngoài cái khung được dạy, dám thách thức những hiện trạng dù đó là cả khoa học hiện tại để thay đổi đột phá Nếu thay đổi chỉ dựa trên những cái được dạy từ trước sẽ không đổi mới được”, ông Mỹ chia sẻ.

Chia sẻ từ các doanh nghiệp tham gia diễn đàn đổi mới sáng tạo cho thấy trong thời kỳ số hóa mạnh mẽ hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều đứng trước thách thức đổi mới công nghệ. Riêng với các ngân hàng số, áp lực cải tiến công nghệ liên tục để mở rộng trải nghiệm người dùng gần như là nhiệm vụ sống còn. Chẳng hạn, với Cake, trải nghiệm dịch vụ tài chính được liền mạch, hoàn toàn xử lý tự động trên môi trường số là yếu tố giúp mô hình kinh doanh mới mẻ này cạnh tranh được với hệ thống ngân hàng truyền thống. Bên cạnh đó, để xây dựng niềm tin của khách hàng, Cake cam kết đạt các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế cao nhất, bao gồm cả hệ thống phòng, chống xâm nhập tốt nhất và công nghệ liên tục được kiểm thử, nâng cấp từng ngày.

Trước câu hỏi: “Các doanh nghiệp thành công đều có những lợi thế của riêng mình, vậy lợi thế của riêng Cake là gì?” Ông Quang cho biết: Cake tận dụng được năng lực công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm tài chính số chuyên biệt cho riêng từng hệ sinh thái số của đối tác, ví dụ như nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ Be. Năng lực này hiện chưa có nhiều đơn vị làm được. Chính vì thế, thông qua kết hợp với các hệ sinh thái số có sẵn trên thị trường, Cake có lợi thế đặc biệt trong việc tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn, để có thể phát triển nhanh hơn trong một thời gian rất ngắn.

Có thể bạn quan tâm:

20% doanh nghiệp Việt có kế hoạch gia tăng nguồn nhân lực