Thứ Năm | 04/09/2014 14:57

Xung đột Nga-Ukraine: Tiền không phải gốc rễ của mọi cuộc chiến

Những người giải thích mọi quyết định dựa trên lợi ích kinh tế sẽ không thể hiểu vì sao Nga không lùi bước trước Ukraine bất chấp thua thiệt về kinh tế.
Nhiều người nghĩ rằng chính trị thực sự là một nhánh của kinh tế. Khi quân đội Mỹ đổ bộ đến Iraq năm 1991, hầu hết dư luận đều cho rằng tất cả chỉ vì dầu mỏ. Cũng theo lối suy nghĩ đó, các quốc gia giàu có đã không hề để ý đến cuộc nội chiến tàn bạo ở Cộng hòa Dân chủ Congo - cuộc chiến đã cướp đi 5,4 triệu mạng sống (theo số liệu của Ủy ban Cứu trợ Quốc tế) bởi vì các lợi ích kinh tế là quá ít ỏi để đánh đổi bằng một hành động can thiệp quân sự.

Cách suy nghĩ này có thể bắt nguồn từ tư duy cho rằng, mọi hành động đều bắt nguồn từ động cơ tìm kiếm lợi ích vật chất. Dĩ nhiên, cũng có những người nói rằng mong muốn có được công việc tốt hơn hoặc thu nhập cao hơn không phải là điều quyết định đến những phiếu bầu của họ. Nhưng nhìn từ quan điểm thực tế trên thì hoặc là họ đang nói dối hoặc là họ không nhận ra rằng, những những bất mãn và khát vọng về kinh tế đang thúc đẩy hành động của họ và của cả lịch sử.

Một chiếc xe tăng của Ukraine ở Slaviansk - Ảnh: Reuters
Một chiếc xe tăng của Ukraine ở Slaviansk - Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, những lập luận trên sẽ trở nên "bất lực" trước những sự kiện đang diễn ra hiện tại. Cách giải thích về động cơ kinh tế không phù hợp khi nói về chiến lược của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong vấn đề Ukraine.

Trong căng thẳng và xung đột chính trị của Nga với Ukraine, rõ ràng động cơ kinh tế của Nga là không lớn. Trong khi đó, cái giá phải trả lại không hề rẻ. Dù báo đảo Crimea nằm ở vị trí quan trọng nhưng những đòn trừng phạt kinh tế có thể đẩy cả nền kinh tế Nga vào khó khăn.

Đối với ông Putin, quyền lực hay sự hào dân tộc rõ ràng quan trọng hơn sự thịnh vượng. Nga đủ lớn và đủ giàu để chịu đựng sự trừng phạt của các quốc gia bên ngoài, chưa kể sự giúp đỡ của Trung Quốc và các chính phủ tại các nước khác ủng hộ Nga.

Dẫu vậy, các biện pháp trừng phạt chắc chắn sẽ làm cho người dân Nga nghèo đi. Sự thịnh vượng sẽ buộc phải nhường chỗ cho lòng tự hào dân tộc.

Chính phủ tại các quốc gia phương Tây đang dựa trên những tư duy thực tế để hy vọng các biện pháp trừng phạt kinh tế cuối cùng sẽ buộc ông Putin phải thay đổi chính sách hoặc rời khỏi chiếc ghế quyền lực. Nhưng các chính trị gia phương Tây đang suy nghĩ về Nga như những gì diễn ra tại quốc gia của họ - ở nơi mà các chính trị gia hiểu rõ rằng chủ nhân của các phiếu bầu vô cùng nhạy cảm trước mỗi thất bại kinh tế dù chỉ rất nhỏ và họ giả định rằng người dân Nga cũng sẽ hành động tương tự như vậy.

Vấn đề kinh tế chắc chắn quan trọng hơn trong nền chính trị thế giới hiện đại. Các quốc gia phát triển sẽ không thể giàu có đến vậy nếu thiếu những thỏa thuận tập trung vào mục tiêu giá tăng sản xuất và phát triển công nghệ. Kinh tế ngày càng quan trọng hơn khi những mối lo vẫn còn hiện hữu. Đơn giản như việc làm cách nào để của cải và thu nhập của một người có thể tương đương với hàng xóm của họ, hay làm cách nào để con cái có thể tiến xa hơn cha mẹ?

Các chính trị gia của Mỹ và châu Âu vẫn quá tập trung vào các vấn đề kinh tế. Trong tất cả các nước giàu, mức sống của ngay cả những người nghèo vẫn là cao đáng ngạc nhiên so với bất kỳ tiêu chuẩn nào trong lịch sử, nhưng đó không phải những gì mà các chính trị gia mang ra bàn tán. Các nền kinh tế thường bị xem là rơi vào tình trạng tồi tệ chỉ vì GDP không tăng như kỳ vọng mặc dù đây vẫn là một chỉ số đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết khi đóng vai trò là chỉ tiêu chính trong nền kinh tế hiện đại.

Nếu các nhà lãnh đạo không phải lúc nào cũng liều lĩnh để đạt được GDP cao hơn trước cuộc bầu cử tiếp theo, họ sẽ có thể đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và nghiên cứu, những khoản đầu tư đem đến nhiều kết quả lớn nhưng không bao giờ đến một cách nhanh chóng. Và nếu mọi người bình tĩnh hơn với tăng trưởng GDP, họ có thể chú ý hơn đến thị trường lao động của nền kinh tế - nơi thực sự mới là vấn đề. Việc làm là cần thiết, nhưng phần lớn các chính phủ đều đang quá mệt mỏi đi tìm nguồn lực kinh tế để tạo ra nhà nước phúc lợi - nơi mà chi phí thường lớn hơn những gì người cầm lá phiếu bầu cử sẵn sàng chi trả.

Nói cách khác, kinh tế là một nhánh của chính trị chứ không phải ngược lại. Xung đột giữa Nga và Ukraine đang cho thấy, tiền không phải lúc nào cũng là gốc rễ của mọi cuộc chiến.

Nguồn Theo DVO/ Reuters


Sự kiện