Thứ Tư | 23/07/2014 08:13
Vì sao một máy bay dân sự như MH17 dám bay qua vùng chiến sự?
The Economist đưa ra giải thích về sự lựa chọn đường bay qua vùng chiến sự của các hãng hàng không sau thảm kịch xảy ra với MH17.
Một máy bay bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không vào ngày 17/7 vừa qua là một sự kiện thực sự gây chấn động. Nhiều vấn đề được đặt ra xung quanh thảm kịch này, một trong số đó là về chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines, vì sao một máy bay dân sự lại bay qua miền đông Ukraine - nơi đang xảy ra chiến tranh căng thẳng suốt nhiều tháng nay? Sau khi tai nạn xảy ra với MH17, các chuyến bay thương mại đã tránh xa khỏi vùng không phận của Ukraine (như trong đồ thị minh họa phía trên).Nhưng thông thường các chuyến bay chở khách bay qua vùng chiến sự với tần suất như thế nào và việc đó nguy hiểm ra sao?
Bay vòng để tránh khu vực xung đột khiến cho máy bay sẽ mất nhiều thời gian bay trong không trung hơn và đốt cháy nhiều nhiên liệu hơn. Vì vậy, các hãng hàng không sẽ bay thẳng qua vùng chiến sự nếu thấy an toàn.
Malaysia Airlines không phải là hãng duy nhất khai thác đường bay qua miền đông Ukraine vào thời điểm xảy ra thảm họa. L980 - đường bay nơi MH17 bay qua là một bộ phận của tuyến đường hàng không quốc tế và được nhiều hãng hàng không chở khách lựa chọn để bay đến các thành phố lớn tại châu Âu và Nam Á. Trên thực tế, chiến sự ít gây ảnh hưởng đến các chuyến bay thương mại. Ví dụ tại Afghanistan, bất chấp xung đột thường diễn ra nhưng đây vẫn là vùng không phận được các hãng hàng không trên thế giới thường xuyên bay qua.
Đôi khi các quốc gia thiết lập vùng cấm bay, ví dụ như Libya hoặc trước đó là Iraq (trong một thời gian). Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, một cơ quan của Liên Hợp Quốc (UN) và các nhà điều hành hàng không quốc gia cũng xuất bản "Những thông báo dành cho phi công" (NOTAM) nhằm cảnh báo các mối nguy hiểm tiềm tàng. Các hãng hàng không thường nộp kế hoạch bay cho bộ điều khiển không lưu để lựa chọn các tuyến đường phù hợp với NOTAM và "các quy tắc đường bay" khác, chẳng hạn như không được bay trên vùng căn cứ quân sự nhạy cảm.
Một thông báo gần đây trong NOTAM quy định vùng không phận phía đông của Ukraine được nâng giới hạn độ cao lên 32.000 feet, sau những hoạt động quân sự trên không leo thang tại khu vực. MH17 đã bay ở độ cao 33.000 feet. Một thông báo trước đó trong NOTAM cũng đã đặt ra giới hạn đối với máy bay dân sự bay trong vùng không phận Crimea, nhưng chỉ xuất phát từ trách nhiệm của hoạt động kiểm soát không lưu tại Crimea chưa rõ ràng sau khi sáp nhập vào Nga.
Trong những tuần trước vụ tai nạn của MH17, một số máy bay và trực thăng của Ukraine đã bị bắn hạ. Mặc dù MH17 đã thông báo thay đổi hướng bay vài trăm dặm về phía Bắc để tránh cơn mưa giông một cơn bão, nhưng độ cao của MH17 giúp dễ dàng nhận diện đây là một chiếc máy bay chở khách. Không ai có thể hình dung rằng một máy bay thương mại lại có thể gặp bất kỳ nguy hiểm gì khi bay qua miền đông Ukraine.
Cho đến nay, không có hàng không nào được trang bị hiện đại như El Al - hãng hàng không quốc gia Israel này đã trang bị cho các máy bay của hãng bộ cảm biến để phát hiện khi bất kỳ radar nào "khóa" chiếc máy bay của họ làm mục tiêu bắn hạ. Việc bắn rơi MH17 dường như là một tai nạn và các hãng hàng không khác có thể sẽ không sớm áp dụng công nghệ như vậy, nhưng sẽ mất một thời gian dài trước khi các hãng hàng không tiếp tục các chuyến bay qua miền đông Ukraine.
Nguồn Gafin/The Economist/DVO