Thứ Hai | 14/05/2012 14:27

Trung Quốc sẽ không cứu ngành bán lẻ hàng hiệu nếu châu Âu suy sụp

Trung Quốc sẽ không ra tay cứu châu Âu như đã từng cứu Mỹ.
Khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Âu càng nghiêm trọng, các nhà bán lẻ hàng hiệu tự hỏi điều gì sẽ đến với chuỗi cửa hàng của họ tại Trung Quốc.

Năm ngoái, tại hội nghị Walpole về hàng hiệu Trung Quốc, những người tham dự hội nghị, khi đó vẫn chưa thoát khỏi cú sốc khủng hoảng tài chính trong năm 2008-2009, đã đặt ra câu hỏi liệu Trung Quốc có sẵn sàng cứu nước Mỹ nếu xảy ra một cuộc suy thoái khác hay không? Câu trả lời họ nhận được là "có".

Trung Quốc khi đó được ngợi ca là vị cứu tinh có thể khắc phục những yếu điểm trong thị trường hàng hiệu Mỹ.

Năm nay, nỗi sợ hãi đó lại chuyển sang thị trường châu Âu, và câu hỏi tương tự lại được đưa ra: Liệu Trung Quốc có sẵn sàng cứu châu Âu? Cùng một câu hỏi nhưng câu trả lời lại hoàn toàn khác. Những dữ liệu kinh tế kém lạc quan của Mỹ kết hợp với tình trạng kinh tế tồi tệ của châu Âu đang đặt lên vai Trung Quốc áp lực lớn hơn bao giờ hết.

Hiện tại, mọi hội nghị về ngành bán lẻ đều đổ dồn vào Trung Quốc. Và khi các số liệu từ Burberry và LVMH mới đây cho thấy kinh tế Trung Quốc có thể đang chậm lại (chưa kể những số liệu đáng thất vọng thời gian gần đây), mọi người lại đổ dồn sự chú ý vào số tiền mà những du khách Trung Quốc chi tiêu ở nước ngoài.

Như một người tham dự hội nghị nhận xét nếu xét về chi tiêu của Trung Quốc theo vùng hoặc theo nhóm, mọi thứ đều cho thấy Trung Quốc sẽ không ra tay cứu châu Âu như đã từng cứu Mỹ.

Có thể nói, hầu hết các nhà bán lẻ đều không tạo được sự cân bằng giữa châu Âu và Trung Quốc. Châu Âu hiện chiếm từ 30 đến 40% doanh số bán hàng của các thương hiệu xa xỉ như Burberry, LVMH và Richemont. Trong khi đó, doanh số từ Trung Quốc chỉ chiếm trên dưới 10%. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà bán lẻ phải tăng giá ở Trung Quốc để bù đắp sự suy giảm đáng kể ở châu Âu.

Trong khi đó, giới giàu Trung Quốc lại khá thích du lịch. Theo thống kê của công ty kiểm toán và tư vấn tài chính KPMG, trung bình các triệu phú Trung Quốc đi du lịch 2,4 lần mỗi năm. Nhóm người này cũng chiếm khoảng 18% việc mua sắm các sản phẩm miễn thuế. Những khách du lịch này cũng dành rất nhiều tiền để mua hàng hiệu khi giá cả hàng hóa tại đại lục có thể tăng từ 30% đến 50%.

Các khách du lịch Trung Quốc chính là những khách hàng tiềm năng nhất đối với hàng hiệu châu Âu và Mỹ. Theo ước tính, khách du lịch Trung Quốc chi tiêu trung bình 5.700 USD cho mỗi chuyến đi.

Tuy nhiên, vấn đề là: Du lịch Trung Quốc đang thúc đẩy các các nhà sản xuất hàng hiệu châu Âu (ước tính du lịch Trung Quốc chiếm từ 30% đến 50% công việc kinh doanh của họ). Do đó, bất kỳ sự suy giảm nào của Trung Quốc sẽ càng khiến châu Âu thêm suy sụp.

Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ hàng hiệu đang làm cân bằng cán cân giá cả, và điều đó càng gây ảnh hưởng mạnh tới doanh số bán hàng tại châu Âu.

Mới đây, hai hãng Burberry và LVMH đã đưa ra báo cáo về sự suy giảm trong doanh số bán hàng tại đại lục, trong khi du lịch Trung Quốc dường như không có dấu hiệu suy giảm. Sau khi xem xét lại cơ cấu chi phí của họ tại châu Á và doanh số bán hàng du lịch ở nước ngoài, các nhà bán lẻ hàng hiệu đi đến quyết định là phải tăng giá ở châu Âu.

Nhưng đẩy giá cao hơn chắc chắn không có lợi cho người dân châu Âu, những người đang phải chịu áp lực rất lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Thêm vào đó, nếu người Trung Quốc quyết định mua sắm ngay tại đại lục, điều gì sẽ xảy đến với mạng lưới các cửa hàng bán hàng hiệu tại châu Âu?

Thứ hai, Chính phủ Trung Quốc có thể áp thuế để buộc khách du lịch phải mua sắm tại đại lục. Các quan chức Trung Quốc từng tuyên bố ý định thúc đẩy sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, các cuộc tranh luận về nên hay không nên cắt giảm thuế đối với các loại hàng hóa xa xỉ vẫn còn nằm trên bàn tranh luận.

Nhiều người tham dự hội nghị Walpole tin rằng quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra trong vòng 6 tháng tới khi Chính phủ Trung Quốc mong muốn người dân tập trung mua sắm tại đại lục. Nếu những sự thay đổi về giá cả có lợi cho Trung Quốc, các nhà bán lẻ hàng hiệu có thể đặt câu hỏi: những chuỗi của hàng bán lẻ tại châu Âu có thực sự cần hay không?

Trong khi đó, dù vẫn đóng một vai trò chủ chốt trong tiêu thụ các mặt hàng xa xỉ, nhưng từ những lý do trên đây có thể khẳng định, Trung Quốc sẽ không ra tay cứu giúp các cửa hàng bán lẻ hàng hiệu.

Nguồn CNBC/DVT


Sự kiện