Thứ Ba | 04/02/2014 14:13

Tiêu dùng kiểu Trung Quốc (P3)

Những công ty có thể hoạt động tốt ở Trung Quốc không chỉ giành chiến thắng ngày hôm nay mà còn có thể định vị tốt trong tương lai.
Những công ty có thể hoạt động tốt ở Trung Quốc không chỉ giành chiến thắng ở thị trường khốc liệt nhất của ngày hôm nay mà còn có thể định vị tốt trong tương lai.

Chiếc vali rỗng

Một vấn đề đau đầu khác của các chuyên gia marketing là rất nhiều người tiêu dùng Trung Quốccó tầm nhìn mang tính toàn cầu. Khi tiêu dùng bùng nổ ở Mỹ và Nhật Bản, Internet chưa tồn tại. Mọingười không thể tra cứu xu hướng thời gian mới nhất ở châu Âu trên Google và kiểm tra hàng giảm giátrên Amazon. Hàng không giá rẻ cũng cho phép người Trung Quốc mua sắm thông thái hơn. Kết quả là,quá trình "khám phá" diễn ra trong 30 năm ở Nhật Bản bị rút ngắn chỉ còn chưa đến 10 năm ở TrungQuốc.

Người Trung Quốc vẫn được đánh giá là bộ phận tiêu dùng ở nước ngoài lớn nhất thế giới, nhưngbáo cáo mới được công bố hôm 20/1 bởi CLSA dự báo số du khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài sẽtăng gấp đôi mỗi năm đến năm 2020 trong khi mức chi tiêu của họ tăng gấp 3 lần. James Button đến từhãng tư vấn SmithStreet cho rằng "bạn phải cho bạn bè biết khi nào bạn đi du lịch nước ngoài và đemtheo một chiếc vali trống rỗng".

Nhiều người Trung Quốc cũng sử dụng các đại lý mua sắm trực tuyến - những người tổng hợp đơnhàng và ra nước ngoài lấy hàng theo chuyến. Doanh số của các đại lý này lên đến gần 50 tỷ nhân dântệ trong năm 2012, tăng hơn 80% so với năm trước đó. Một số website nước ngoài (trong đó có Amazon)đã giao hàng trực tiếp đến Trung Quốc đối với một số sản phẩm. Ngoài ra, không thể không kể đếnhoạt động sôi nổi của Alibaba.

Mua hàng ở nước ngoài giúp tiết kiệm tiền, bởi phần thêm vào giá vốn và thuếở Trung Quốc. Nhiều người không chỉ tới Hồng Kông (địa điểm thuận lợi nhất) mà còn tới đảo Jeju củaHàn Quốc (nơi họ có thể tới mà không cần visa và mua hàng ở khu miễn thuế) để gom mỹ phẩm vốn cógiá ở trong nước cao hơn rất nhiều.

Giá cả cũng không phải là động lực duy nhất. Người ra mua hàng ở nước ngoài để tránh hàng giảvốn tràn lan ở đại lục. Và, quan trọng hơn, người tiêu dùng cho rằng họ thích sự đa dạng và tươimới của các sản phẩm ở nước ngoài.
Tiêu dùng kiểu Trung Quốc (P3) (1)
Thị trường hàng xa xỉ là ví dụ rõ ràng nhất. Trên toàn thế giới, Trung Quốc là nước tiêu thịnhiều sản phẩm xa xỉ nhất (chiếm 29% trong năm ngoái). 2/3 số tiền đổ vào hàng xa xỉ được chi ra ởbên ngoài đại lục, 1/5 ở châu Âu. Các nhãn hiệu được ưa chuộng bao gồm Lancôme, Gucci, Audi, Rolexvà Tiffany.

Người Trung Quốc cũng tiêu thụ nhiều nhất rượu Bordeaux và cognac, mặc dù doanh số bán ra cácsản phẩm này (cũng giống như rượu Mao Đài của Trung Quốc) đã sụt giảm do chiến dịch chống tặngquà.

Mặc dù chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ ảnh hưởng ít nhiều lên hoạt động kinh doanhcủa một vài thương hiệu xa xỉ, Coach, Prada và Bottega Veneta vẫn tiếp tục mở rộng. Apple cũng gặthái nhiều thành công trên thị trường Trung Quốc, số cửa hàng ở Thượng Hải nhiều hơn cả ở SanFrancisco, và đồng thời ra mắt iPhone thế hệ mới ở cả Bắc Kinh và California.

Trong quá khứ, người Trung Quốc không mấy quan tâm đến nghệ thuật phương Tây. Tuy nhiên, điềunày đang bắt đầu thay đổi và sẽ thay đổi rất nhanh với việc bảo tàng nghệ thuật phương Tây được mởcửa ở Thượng Hải. Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc vừa bỏ ra 28 triệu USD cho tranh của Picasso.

Ngoài ra, họ cũng muốn tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của các nhãn hiệu nước ngoài. Do đó, nhàgiàu Trung Quốc sẽ mua đồng hồ Piaget ở Geneva và vest Zegna ở Milan, nhưng từ chối những lời mờingược với thông lệ như đồng hồ Đức hay túi da của Nhật Bản.

Người Trung Quốc không chỉ dẫn đầu xu hướng ở các hàng hóa xa xỉ. Trung Quốc đã trở thành thịtrường thương mại điện tử lớn nhất thế giới (dự báo đạt 540 tỷ USD) trong năm tới. Ngày 11/11/2013,400 triệu người Trung Quốc bỏ ra 5,7 tỷ USD chỉ trên Tmall - hệ thống thương mại điện tử điều hànhbởi Alibaba. Ngày Cyber Monday vài tuần sau đó, người Mỹ chỉ bỏ ra 2 tỷ USD.

Một đặc điểm nữa là do thiếu lòng tin vào những thông tin chính thức, người Trung Quốcphụ thuộc vào các nhận xét của người đi trước nhiều hơn so với người châu Âu. Một nghiêncứu mới được công bố cho thấy 2/3 người tiêu dùng Trung Quốc dựa vào lời giới thiệu trên mạng củabạn bè hoặc gia đình trong khi tỷ lệ ở Mỹ là dưới 40%. Hàng triệu người đi theo suy nghĩ của Miumiuvà Viviandan - cặp sinh đôi đến từ Trùng Khánh bắt đầu post ảnh thời trang của họ với nhận xét vềxu hướng và giá cả trên các trang mạng xã hội. Lời nhận xét tích cực hoặc tiêu cực của họ có thểlàm nên thành công hoặc phá tan các sản phẩm.

Người tiêu dùng Trung Quốc không còn sẵn sàng bỏ ra mức chênh lệch quá lớn cho những thươnghiệu đã cũ kỹ. Các tập đoàn đa quốc gia do đó phải cố gắng rất nhiều để chứng tỏ giá trị của cácsản phẩm và bảo vệ thương hiệu trước truyền thông xã hội. Tuy nhiên, những cách tiếp cận sáng tạosẽ được đền đáp.

Mới đầu, VF Corporation đã gặp nhiều khó khăn khi muốn quảng bá thương hiệu The North Face ởTrung Quốc. Trong khi người leo núi ở phương Tây muốn chinh phục những ngọn núi một mình, ngườiTrung Quốc muốn chia sẻ khoảnh khắc này cùng bạn bè. Vì vậy, công ty này thành lập một cộng đồngtrực tuyến kết nối những người leo núi nghiệp dư với các câu lạc bộ chuyên nghiệp. Kết quả là doanhsố bán ra tăng lên và người dùng có lòng trung thành với sản phẩm.

Thị trường Trung Quốc đang được điều khiển bởi lớp trẻ ở thành thị - bộ phận luôn đòi hỏinhững thứ mới lạ.
Xu hướng tiêu dùng mới của thế giới

Tiêu dùng kiểu Trung Quốc (P3) (2)"Tái tạo lại" thương hiệu Johnnie Walker cũng là bài học sáng tạo của Diego. Muốn dành được lòngtin của những người tiêu dùng hoài nghi vốn quen với baijiu (loại rượu mạnh của địa phương), Diegomở ngôi nhà Johnnie Walker House ở Thượng Hải cách đây 3 năm. Bậc thầy pha chế rượu của công ty sẽtới đây là chế ra loại Johnnie Walker đặc biệt phù hợp với khẩu vị của vị khách yêu cầu với mức giákhoảng 800.000 nhân dân tệ (tương đương 132.000 USD).

Nỗ lực này đã giúp Diageo giới thiệu rượu của mình đến hàng nghìn khách hàng có tầm ảnh hưởnglớn và chính những vị khách này giúp công ty có những sáng tạo mới. Ý tưởng thành công đến nỗinhững ngôi nhà tương tự được mở ra ở Bắc Kinh và Seoul.

Rõ ràng là cuộc sống của những thương hiệu ngoại ở Trung Quốc đã không còn giản đơn như trướckia. Giờ đây, những kẻ xâm chiếm đến từ phương Tây không chỉ có nhiệm vụ chăm sóc những khách hàngcó nhiều yêu cầu nhất thế giới mà còn phải cạnh tranh với những đối thủ nội địa ngày càng hùngmạnh.

Các thị trường tiêu dùng của tương lai ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới sẽ có nhiều đặc điểmgiống với Trung Quốc: ngày càng ưa chuộng đồ xa xỉ và mua sắm trực tuyến bùng nổ. Những công ty cóthể hoạt động tốt ở Trung Quốc không chỉ giành chiến thắng ở thị trường khốc liệt nhất của ngày hômnay mà còn có thể định vị tốt trong tương lai.

Nguồn CafeF


Sự kiện