Tài sản lớn nhất của một quốc gia nằm ở đâu?
Tuy nhiên, từ những phân tích của mình, nhà phân tích này cho rằng, người dân mới chính là tài sản lớn nhất của một quốc gia.
Lý giải điều này, nhà phân tích cho rằng sai lầm trong xác định tài sản quốc gia xuất phát từ sự phổ biến quá mức của chỉ số đo lường tỷ lệ nợ công trên thu nhập hàng năm. Theo nhà phân tích này, sở dĩ chỉ số này được nhiều người quan tâm đa phần vì họ muốn xác định xem liệu chính sách hiện tại có gây hại gì hay tạo gánh nặng cho thế hệ tương lai hay không.
Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng nợ chính phủ là một tập hợp các tài sản có khả năng tạo thu nhập, được sở hữu và chi trả bởi những cá nhân trong khu vực tư nhân, nhà phân tích cho biết. Do đó, đối với những quốc gia có đồng tiền riêng, họ luôn luôn có thể chi trả cho những nghĩa vụ nợ của mình.
Như vậy, câu hỏi liên quan đến tỷ lệ nợ công mà các nhà kinh tế và phân tích nên đặt ra đó là: Các chính sách của một chính phủ ảnh hưởng như thế nào đến việc phân phối các nguồn lực thực tế trong từng phần khác nhau của dân số?
Chẳng hạn, có một giả định chung rằng mức độ nợ chính phủ càng cao đồng nghĩa tỷ lệ lãi suất thực cũng tăng theo và những người nắm giữ trái phiếu chính phủ càng thu về nhiều tiền hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ công không cho chúng ta biết nhiều về giả định này. Hiện nay, số tiền mà chính phủ Mỹ trả cho các chủ nợ ít hơn nhiều so với giữa thập niên 1990, mặc dù vào thời điểm đó ngân sách liên bang khá cân bằng trong khi nợ quốc gia cũng thấp hơn nhiều so với hiện tại.
Ngoài ra, tỷ lệ nợ công cũng là một chỉ số không tối ưu trong việc theo dõi các cuộc khủng hoảng nợ tại những nước thiếu hụt nội tệ. Điều này cũng cho thấy các biện pháp đo nợ công thông thường không thực sự hữu dụng, bởi chúng không cho chúng ta thấy điều chúng ra thực sự muốn thấy, đó là: Chính sách của chính phủ ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta thế nào và thế hệ tương lai ra sao.
"Những phân tích trên đây không phải để kết luận rằng nợ công là một chỉ số không thích hợp, song có thể thấy nó chỉ là một phần của câu chuyện mà chúng ta đang nói đến", nhà phân tích kết luận.
Để tính toán "giá trị sổ sách" của khu vực công, nhà phân tích đề xuất nên sử dụng mô hình so sánh giữa tài sản thực và nợ phải trả. Người viết cho rằng do chính phủ có quyền đánh thuế người dân, phần "tài sản" trong bảng cân đối ngân sách khu vực công nên được coi là một phần trong tổng tài sản nắm giữ của quốc gia. Cách tiếp cận này hiệu quả hơn nhiều so với việc gắn nợ công vào tỷ lệ thu nhập quốc gia, và do đó cũng giúp việc xác định những hậu quả từ khủng hoảng trở nên dễ dàng hơn, nhà phân tích khẳng định.
Cụ thể, những quốc gia có nhiều tài sản hơn các quốc gia khác có thể đối phó được với những khoản nợ phải trả phát sinh với rủi ro ít hơn. Bên cạnh đó, các nước có tài sản lớn có thể giải quyết các khoản nợ tiềm ẩn mà không làm tăng gánh nặng cho người dân.
Một lợi ích khác của phương pháp tiếp cận này đó là chính phủ có thể thay thế việc sử dụng các bài kiểm tra ngân sách để đánh giá quá trình hoạch định chính sách bằng một phương pháp đơn giản hơn: Tối đa hóa giá trị đóng góp của người dân với đất nước. Nói cách khác, chính phủ có thể phát triển tài sản quốc gia thông qua người dân trong khi vẫn tự bảo hiểm các khoản nợ phải trả của mình.
Theo khuôn khổ này, mọi khoản chi tiêu của chính phủ cũng nên chia ra làm 3 nhóm cơ bản: 1. Tăng đầu tư cho tiêu chuẩn sống của người dân trong tương lai; 2. Tự bảo hiểm giúp giảm nguy cơ rủi ro quốc gia và 3. Tái phân phối tài nguyên. Hầu hết chính phủ các nước đều cố xếp chi tiêu của mình vào 2 loại chính là "đầu tư" và "tiêu dùng", đồng thời bỏ qua khả năng tự bảo hiểm rủi ro.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích trên tờ Economist, "tiêu dùng" của chính phủ thực tế bao gồm chi tiêu cho sản xuất và cung cấp dịch vụ cho người dân, chẳng hạn như giáo dục công lập. Trong khi đó, tổng đầu tư quốc gia cũng bao gồm chi tiêu của chính phủ cho các tài sản cố định, có lợi ích trực tiếp cho người dân, như xây dựng đường sắt, mua sắm thiết bị quân sự cho an ninh quốc phòng.
Từ những điều này có thể thấy người dân được đào tạo giáo dục chính là tài sản khổng lồ trong bảng cân đối kế toán của quốc gia. Do đó, để tăng tài sản quốc gia, chính phủ cần đầu tư mạnh hơn vào người dân và các khoản chi tiêu hiệu quả dành cho giáo dục nên được coi là 1 khoản đầu tư cho tiêu chuẩn sống cho tương lai, thay vì là được xếp vào nhóm tái phân bổ tài nguyên. Nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Heckman từng viết rất nhiều về giá trị lâu dài của giáo dục và sức khỏe trong kinh tế quốc gia.
là khoản bảo hiểm tốt nhất cho nợ quốc gia.
Tuy nhiên, thứ tài sản mà hầu hết các quốc gia quan tâm hiện nay là vàng và dự trữ ngoại hối, cơ sở vật chất hay khí tài quân sự. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới khái niệm sự giàu có của 1 quốc gia.
Điều này dẫn tới một kết luận khác, đó là: Tài sản lớn nhất của một đất nước chính là người dân - những người đang làm việc, đóng thuế và làm của cải sinh sôi. Và họ làm sinh sôi của cải nhiều hay ít phụ thuộc vào môi trường pháp lý, văn hóa và tự nhiên tại quốc gia nơi họ cư trú - những thứ đó đều chịu phụ thuộc, tốt hoặc xấu, vào chính phủ.
Ngoài việc làm sinh sôi của cải bằng cách tăng đầu tư vào người dân, chính phủ các nước cũng có thể làm giảm nợ thông qua người dân. Một số quốc gia đã áp dụng thành công hướng đi này thông qua việc thực hiện một số cam kết nhất định với một vài bộ phận dân số. Tất nhiên, nhìn từ góc độ các chương trình phúc lợi xã hội, những cam kết này của chính phủ đều có thể quy thành tài sản. Điều này đồng nghĩa, mức độ phân phối tài nguyên hiệu quả của chính phủ thông qua các chương trình phúc lợi quan trọng hơn nhiều so với khả năng thanh toán nợ quốc gia. Ví dụ điển hình nhất chính là các chương trình hưu trí và chăm sóc sức khỏe.
Theo nhận định của nhà phân tích, nợ tiềm tàng của các nước tăng do các chính phủ tùy tiện cung cấp bảo hiểm. Các quốc gia tạo thêm gánh nặng cho người dân khi tùy tiện ký các hợp đồng bảo hiểm không hỗ trợ cho các tài sản cơ bản của mình. Ví dụ rõ ràng nhất là việc chính phủ nhiều nước quyết định sử dụng đồng tiền của nước khác trong giao dịch, thậm chí tồi tệ hơn là từ bỏ đồng tiền của mình. Khi khủng hoảng nổ ra, cách làm phổ biến của các nước là đồng loạt hạ lãi suất để hút dòng tiền vào. Cách làm này cũng được coi là một phương pháp bảo hiểm dòng lưu chuyển tiền tệ danh nghĩa.
Tuy nhiên, khi chính phủ một quốc gia lại đi sử dụng một loại tiền tệ mà họ không thể in, dòng lưu chuyển tiền tệ danh nghĩa vì thế không thể được đảm bảo. Kết quả là, các nhà đầu tư cũng ồ ạt bỏ trốn, khiến lãi suất thực tăng vọt và nền kinh tế bị nghiền nát. Để tránh đổ vỡ, chính phủ các nước lại lựa chọn cách vay thêm ngoại tệ để làm giảm chi phí đi vay. Kết quả là, khi lãi suất giảm, số nợ công của quốc gia cũng theo đó mà tăng lên và gánh nặng đè lên vai người dân - những người tạo nên thu nhập chính cho chính phủ - cũng lớn theo. Ví dụ điển hình nhất cho điều đó không đâu khác chính là cuộc khủng hoảng nợ đang hoành hành ở châu Âu.
Trong kết luận của bài phân tích, tác giả một lần nữa nhấn mạnh công dân chính là một loại tài sản trong bảng cân đối ngân sách của các quốc gia. Và điều này cũng không có gì là lạ lùng bởi, đối với một con người, tài sản sinh lời nhiều nhất chính là cơ thể và trí óc của người đó và bản thân người đó cũng chính là một bảng cân đối kế toán giữa tài sản và nợ phải trả. Khi số nợ vượt quá năng lực sản xuất của cơ thể và trí óc, khủng hoảng sẽ nổ ra.
Tương tự như thế, tài sản lớn nhất và sinh lời nhiều nhất của một quốc gia chính là người dân. Khi chính phủ vay mượn quá sức chi trả và sản xuất của người dân, đó là là lúc khủng hoảng nợ bùng phát. Do đó, đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhằm nâng cao chất lượng sống trong tương lai của công chúng, đó chính là khoản đầu tư sinh lợi lớn nhất, đồng thời là khoản bảo hiểm tốt nhất cho nợ quốc gia.
Nguồn The Economist/Khampha
của một quốc gia.