Nhà ga nội địa tại Sân bay Sydney hầu như vắng vẻ vào ngày 21.12.2020 sau khi các bang xung quanh đóng cửa biên giới với New South Wales để đối phó với sự bùng phát đại dịch ở Sydney. Ảnh: Reuters

 
Minh Duy Thứ Ba | 06/07/2021 09:54

Sân bay Sydney bị thu mua với giá 16,7 tỉ USD

Nếu thành công, đây sẽ là thương vụ mua doanh nghiệp lớn nhất Australia.

Theo Bloomberg, một nhóm các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng - bao gồm IMF Investors - đã đề xuất mua lại Sydney Airport Holdings, nhà điều hành sân bay lớn nhất Australia, với giá 16,7 tỉ USD.

Lãi suất thấp kỷ lục đã khiến các quỹ hưu trí và các nhà quản lý đầu tư theo đuổi lợi nhuận cao hơn. Việc mua lại, với giá trị dự án 30 tỉ đô la Australia bao gồm cả nợ, sẽ cho phép họ thu được lợi ích tài chính khi biên giới mở cửa trở lại và nhu cầu đi lại phục hồi. Nếu thành công, đây sẽ là thương vụ lớn nhất của Australia trong năm nay.

Cổ phiếu của sân bay Sydney hiện ở mức 6,21 USD. Con số này cao hơn 42% so với giá cổ phiếu sân bay Sydney trong phiên giao dịch cuối tuần trước, nhưng thấp hơn mức giá cuối năm 2019 (6,78 USD), trước khi dịch COVID-19 bùng phát.

Trong phiên giao dịch ngày 5.7, giá cổ phiếu sân bay Sydney tăng 34% lên 5,84 USD.

Sân bay Sydney là mục tiêu của một cuộc đấu thầu tiếp quản từ quỹ hưu trí. Ảnh: The Sydney Morning Herald.
Sân bay Sydney là mục tiêu của một cuộc đấu thầu tiếp quản từ quỹ hưu trí. Ảnh: The Sydney Morning Herald.

Giới quan sát nhận định các nhà đầu tư muốn tận dụng thời điểm hiện tại, khi giá trị vốn hóa sân bay lớn nhất Australia sụt giảm vì COVID-19 và kỳ vọng giá sẽ tăng vọt sau khi các nước gỡ bỏ giãn cách xã hội.

Sân bay Sydney được tư nhân hóa vào năm 2002 và là sân bay bận rộn nhất trong cả nước. Là cửa ngõ quan trọng vào đất nước của nhiều du khách, sân bay này đã rơi vào khủng hoảng bởi việc đóng cửa biên giới quốc tế do COVID-19 gây ra, với lợi nhuận giảm trong năm ngoái và sự không chắc chắn về việc phong tỏa che phủ triển vọng của nó.

Trước đại dịch, khoảng 4 triệu lượt khách đi qua sân bay này mỗi tháng. Từ tháng 3 năm ngoái, chính quyền Australia ra lệnh đóng cửa biên giới và cấm công dân đi ra nước ngoài.

Thời điểm trước dịch, mỗi tháng có 4 triệu lượt hành khách đi qua sân bay Sydney. Ảnh: Bloomberg.
Thời điểm trước dịch, mỗi tháng có 4 triệu lượt hành khách đi qua sân bay Sydney. Ảnh: Bloomberg.

Nhiều khả năng chính quyền Australia sẽ tiếp tục đóng cửa biên giới cho tới giữa năm 2022 một phần do chương trình tiêm vaccine nước này đang bị chậm trễ so với hầu hết các nước phát triển.

Hiện, Sydney đang ở giữa đợt giãn cách xã hội kéo dài hai tuần, sau khi sự bùng phát của biến thể Delta rất dễ lây lan của COVID-19. Các tiểu bang khác đã đóng cửa biên giới với cư dân Sydney.

Vào tháng 5, lượng khách quốc tế của Sân bay Sydney đã giảm hơn 93% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi khách nội địa giảm 39,2%.

Sân bay này từ lâu đã giữ vị trí độc quyền về lưu lượng đến và đi từ thành phố đông dân nhất của Australia, nhưng điều đó sẽ phải kết thúc vào năm 2026 với việc khai trương Sân bay Western Sydney.

Dù vậy, giới chuyên gia nhận định nhà đầu tư mua lại sân bay Sydney hoàn toàn có cơ hội thu hồi vốn sớm. Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), đại diện cho gần 300 hãng hàng không trên toàn thế giới, lượng hành khách toàn cầu sẽ vượt qua mức trước dịch COVID-19 vào năm 2023.

IFM Investors là công ty quản lý cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu của một nhóm quỹ hưu trí phi lợi nhuận tại Australia. IFM Investors sở hữu cổ phần tại các sân bay ở Melbourne, Brisbane, Perth và Adelaide. Tập đoàn này quản lý hơn 133 tỉ USD tài sản hạ tầng trên toàn cầu.

Sydney Airport cho biết đang cân nhắc về đề nghị của IMF Investors.

Có thể bạn quan tâm:

Việt Nam cần bao nhiêu sân bay?