Rủi ro lớn nhất do đặt cược yên giảm giá
Các nhà đầu tư - đặc biệt là các nhà đầu tư bên ngoài Nhật Bản cho rằng đây là những dấu hiệu cho thấy chính phủ Nhật Bản và BOJ rất nghiêm túc trong việc làm suy yếu đồng yên và tăng lạm phát.
Hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư đang sử dụng đồng yên trong cho các giao dịch chênh lệch lãi suất. Dường như điều này đang trở thành một trong những xu hướng giao dịch trên thế giới và quan trọng hiện nay là xem xét còn gì khác có thể làm chệch xu hướng giảm của đồng yên hay không.
Alvin Tan - chiến lược gia của Societe Generale nói rằng rủi ro lớn nhất đối với những kỳ vọng đồng yên suy yếu trong vài quý tới khá đơn giản. Đó chính là suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tan đưa ra một ví dụ cụ thể là trường hợp của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ (SNB). Trong 21 tháng qua, SNB đã mở rộng bảng cân đối kế toán với số tiền tương đương 40% GDP của Thụy Sỹ.
Tuy nhiên, đồng franc Thụy Sỹ không giảm giá bởi vì đồng franc Thụy Sỹ đã trở thành nơi trú ẩn an toàn khi khủng hoảng khu vực đồng euro xảy ra. Chính điều này khiến franc Thụy Sỹ tăng giá.
Trong một khuyến cáo gửi khách hàng mới đây, ông Tan vạch ra các rủi ro suy thoái toàn cầu ảnh hưởng tới xu hướng bán đồng yên.
Theo ông Tan, môi trường bên ngoài là vấn đề lớn thực sự ảnh hưởng tới thành công hay thất bại của chính sách siêu nới lỏng tiền tệ của BOJ.
Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) của Nhật Bản đang ở mức thấp nhất so với các nền kinh tế phát triển khác nhưng tăng trưởng tín dụng tư nhân nội địa tăng nhanh trong nhiều năm qua.
Một số chuyên gia lưu ý, vấn đề nhu cầu tín dụng ở Nhật Bản không phải là nguồn cung cấp. Do vậy, BOJ không thể lập tức thúc đẩy mạnh nhu cầu nội địa thông qua giảm chi phí đi vay. BOJ sẽ phải dựa vào xuất khẩu ròng để thúc đẩy tăng trưởng thông qua sự suy yếu của đồng yên. Hơn nữa, yên giảm sẽ khiến kỳ vọng lạm phát ở Nhật Bản được nâng cao thông qua các yếu tố bên ngoài.
Vì vậy, sự thành công hay thất bại của chính sách BOJ sẽ phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố bên ngoài. Nếu tăng trưởng toàn cầu chậm, chính sách của BOJ coi như không thành công khi tăng trưởng xuất khẩu bị ảnh hưởng do nhu cầu bên ngoài giảm. Tình hình sẽ trở nên trầm trọng hơn khi các nhà đầu tư coi yên là nơi trú ẩn an toàn. Điều này có thể khiến đồng yên tăng giá và như vậy chính sách của BOJ đã thất bại và rủi ro tăng trưởng toàn cầu tăng lên.
Bằng chứng là giai đoạn tăng giá của đồng yên đã bắt đầu năm 2007 khi kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm chạp và chính sách kích thích kinh tế - Abenomics có thể kết thúc ngoài tầm kiểm soát của Nhật Bản một lần nữa.
Nguồn BusinessInsider/Khampha