Rồi một ngày các cỗ máy dệt tại Trung Quốc sẽ ngừng hoạt động…
Khi xuất khẩu suy giảm, chi phí sản xuất trong đó bao gồmnguyên vật liệu, lao động và yêu cầu sử dụng công nghệ sạch tăng lên, các côngty trong ngành dệt may của Trung Quốc sẽ phải chuyển sản xuất ra nước ngoài.
Ông Wang Jun, người đứng đầu Hiệp hội dệt may Trung Quốc,trong bài phát biểu tại Bắc Kinh tuần này khẳng định: “Rõ ràng các công ty maymặc Trung Quốc đang cực kỳ lo lắng họ sẽ phải tiếp tục làm thế nào nếu chi phítăng quá nhanh. Họ không phải đang mở rộng hoạt động sản xuất nhanh chóng màđang hoài nghi không biết sẽ làm gì nếu thị trường có quy mô lớn hơn. Tôi nghĩtrong tương lai, các nhà máy tại Trung Quốc sẽ chuyển sản xuất ra nước ngoài.”
Ngành dệt may Trung Quốc đã có một khởi đầu năm cực kỳ khókhăn: Tháng 3/2012, chỉ số PMI khảo sát tình hình ngành sản xuất rơi xuống mứcthấp nhất trong 4 năm, một phần bởi tăng trưởng xuất khẩu tháng 1 và tháng2/2012 chỉ đạt khoảng 7%/năm, khoảng một nửa tốc độ tăng trưởng của tháng12/2011. GDP của Trung Quốc dự kiến tăng trưởng chậm trong năm 2012 xuống mứckhoảng 8%, thấp hơn nhiều so với con số 10% trong phần lớn thập kỷ qua.
Trong khi đó chi phí sản xuất tại Trung Quốc đang tăngnhanh. “Vành đai” trung tâm sản xuất khu vực miền Nam Trung Quốc thiếu nhân lựctrầm trọng. Mức lương lao động buộc phải tăng bởi người lao động quá chán ngánlương thấp cũng như điều kiện làm việc lao động tồi tệ.
Chính phủ Trung Quốc đang tập trung nhiều vào công nghệ sạchtrong nỗ lực giảm thiểu tác động từ ô nhiễm bắt nguồn từ thực trạng ngành sảnxuất bị điều tiết yếu kém. Thông tin trên hẳn rất tốt với khả năng mua hàng củangười lao động và cần cho môi trường ô nhiễm thế nhưng nó đồng nghĩa với việckhoảng thời gian Trung Quốc trong vai trò trung tâm sản xuất giá rẻ chỉ còntính bằng ngày.
Trong tuần qua, giám đốc điều hành những công ty trong ngànhdệt may Trung Quốc đã cùng tụ họp tại diễn đàn thời trang Trung Quốc đã thểhiện tâm trạng cực kỳ lo lắng và muốn tìm cách hồi sinh lại ngành cũng như pháttriển thương hiệu riêng nhằm thu hút người tiêu dùng Trung Quốc và giúp cáccông ty bù lại cho thua lỗ trên thị trường nước ngoài.
Thương hiệu dành cho đại chúng như Uniqlo của Nhật và Zaracủa Tây Ban Nha đã được giới trẻ và khá sành điệu của Trung Quốc ưa chuộng từrất lâu. Trong khi đó Trung Quốc chẳng có thương hiệu nào xứng tầm tương đươngnhư vậy, nổi bật nhất chỉ có thể kể đến Metersbonwe, vốn đang có thị phần lớntại bất kỳ cửa hàng bán lẻ nào của Trung Quốc nhưng đối tượng khách hàng chủyếu chỉ là đám sinh viên đại học chứ không phải tầng lớp người tiêu dùng trẻ ởđô thị.
Dù vậy, tiềm năng vẫn còn rất lớn. Năm 1990, một công dân đôthị Trung Quốc trung bình có khoảng 1.279 nhân dân tệ thu nhập khả dụng (khoảnghơn 200USD ở tỷ giá hiện nay), trong đó họ chi tiêu 180 nhân dân tệ (28,60USD)cho quần áo. Đến năm 2010, con số này đã tăng lên mức 13.471 nhân dân tệ và họchi tiêu 1.444 nhân dân tệ cho quần áo, mức tăng đến 10 lần.
Thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng không hề nhỏ, vìvậy các thương hiệu nội địa Trung Quốc sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong chiếndịch tiếp thị và quảng bá sản phẩm ở thị trường mà hàng ngoại luôn lấn át hàngnội.
Hơn hết, đã đến lúc Trung Quốc thực sự cần thương hiệu củaTrung Quốc phù hợp với mong muốn và giấc mơ của tầng lớp trung lưu nước này.
Ông Wang nói: “Thị trường thuộc về tay những người muốn xâydựng thương hiệu riêng chứ không phải chuyên đi ăn cắp.”
Nguồn http://cafef.vn