Nước Mỹ ra sao nếu chính phủ đóng cửa?
Lần chính phủ đóng cửa gần đây nhất (vào cuối năm 1995 - đầu năm 1996) thực sự là "thảm họa" đối với người lao động Mỹ. Các dịch vụ công cộng bị ngưng trệ gây nên sự phiền toái trên diện rộng đã dẫn đến Đảng Cộng hòa bị chỉ trích. Nhiều nhà bình luận cho rằng, tình trạng đóng cửa chính phủ năm 1995 và 1996 chính là lý do giúp ông Bill Clinton giành chiến thắng dễ dàng tại cuộc bầu cử tổng thống năm 1996.
Tuy nhiên, lần này thì khác. Kết quả khảo sát của Viện Pew cho thấy 39% người Mỹ được hỏi cho rằng chính phủ đóng cửa là lỗi của đảng Cộng hòa trong khi 36% đổ lỗi cho chính quyền của ông Obama.
Điểm mấu chốt của cuộc tranh luận lần này nằm ở Đạo Luật Chăm Sóc Sức Khỏe Hợp Túi Tiền (Affordable Care Act) . Nếu như các bên không đạt được thỏa thuận trước đêm 30/9, phần lớn các cơ quan của chính phủ liên bang sẽ bắt đầu phải đóng cửa khi năm tài khóa mới bắt đầu vào thứ 3 tuần sau (1/10).
Dưới đây là 9 điều quan trọng cần biết khi lần đóng cửa đầu tiên trong vòng 17 trở lại đây đang cận kề:
150 triệu USD mỗi ngày
Là số tiền mà người nộp thuế phải chịu khi chính phủ đóng cửa. Năm 1995, chính phủ đóng cửa trong 3 tuần khiến số tiền thiệt hại lên đến 1,25 - 1,9 tỷ USD (quy đổi theo giá trị ngày nay của đồng USD).
Chính phủ đóng cửa không dẫn đến chương trình Obamacare ngừng hoạt động
Các nghị sĩ Đảng Cộng hòa cho biết họ sẵn sàng tranh luận để loại bỏ khoản chi cho Đạo Luật Chăm Sóc Sức Khỏe Hợp Túi Tiền. Tuy nhiên, chương trình cải tổ y tế của ông Obama (Obamacare) là một chương trình mandatory spending (những khoản chi tiêu bắt buộc của liên bang được yêu cầu bởi pháp luật tiếp tục mà không cần chấp thuận hàng năm của Quốc Hội).
Điều này có nghĩa là chương trình này không bị ảnh hưởng. Bởi vậy, tiền dành cho tín dụng thuế và Medicaid sẽ đến đúng hạn.
"Chú Sam" loạng choạng nhưng không sụp đổ.
Rất nhiều cơ quan của chính quyền liên bang được lập ra với mục đích bảo vệ cuộc sống và tài sản của người dân hoặc để cung cấp các phúc lợi xã hội. Những cơ quan này được phép hoạt động nhưng không có tiền để trả lương cho nhân viên.Trong quá khứ, điều này đồng nghĩa với việc những đối tượng sau sẽ bị ảnh hưởng: những người làm công việc bảo vệ biên giới quốc gia, bảo vệ đất đai và nhà cửa của liên bang, những người chăm sóc tù nhân, thi hành án và điều tra tội phạm, cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp và thiên tai, kho bạc và hệ thống tài chính cùng với những người duy trì lưới điện quốc gia.
Nhiều dịch vụ biến mất
Lần gần đây nhất chính phủ đóng cửa, khoảng 800.000 công nhân đã nghỉ phép. Trung tâm kiếm soát và phòng chống bệnh tật ngừng hoạt động. Việc dọn dẹp chất độc hại cũng bị ngưng trệ. 368 công viên cùng với nhiều điểm tham quan bị đóng cửa. Nước Mỹ thiệt hại khoảng 7 triệu du khách.
200.000 đơn xin cấp hộ chiếu không được giải quyết. Ngành hàng không và du lịch thiệt hại hàng triệu USD.
Người dân vẫn được hưởng phúc lợi an sinh xã hội
An sinh xã hội là chương trình chi tiêu bắt buộc và vẫn được duy trì khi chính phủ đóng cửa. Tuy nhiên, năm 1996, 112.000 đơn xin loại phúc lợi này không được xử lý. 212.000 thẻ an sinh xã hội không được phát hành và 800.000 cuộc gọi để hỏi thông tin về chương trình này không có người đáp.
Người Mỹ vẫn nhận được thư
Dịch vụ bưu điện Mỹ là cơ quan độc lập và không nhận tiền trực tiếp từ Kho bạc. Do đó, thư vẫn được chuyển cho dù mưa bão hay chính phủ đóng cửa.
Công chức liên bang làm việc mà không được trả lương
Bộ phận công chức làm việc trong các cơ quan liên bang và những người cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho chính phủ sẽ được trả lương khi chính phủ hoạt động trở lại. Bộ phận này bao gồm toàn bộ nhân sự của quân đội.
Họ sẽ đến văn phòng trong ngày đầu tiên chính phủ đóng cửa để niêm phong tài liệu, điền vào bảng chấm công và "làm công tác chuẩn bị cho việc quay trở lại làm việc".
Bên cung ứng không được thanh toán đúng hạn
Các bên cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho chính phủ liên bang sẽ phải kéo dài hạn chót của các dự án, bởi các cơ quan chính phủ thuê họ không thể hoàn thành công việc đúng hạn.
Rác chất thành đống
Với lượng rác lên tới 500 tấn mỗi tuần, Washington D.C sẽ ngập chìm trong rác. Thảm họa tương tự cũng xảy ra với các thành phố khác bởi công nhân thu dọn rác ngừng làm việc.
Nguồn CafeF