Những hệ lụy của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Khi các quốc gia trên thế giới đua nhau phá giá đồng nội tệ, giớiđầu cơ và người dân buộc phải tìm tới đồng franc Thụy Sỹ, đồng tiền được coi là ổn định nhất thếgiới. Trước nguy cơ suy giảm mạnh về xuất khẩu do tỷ giá đồng franc tăng cao, Ngân hàng trung ươngThụy Sỹ buộc phải bán đồng loạt bán đồng franc ra thị trường nhằm cố định tỷ giá đồng franc. ThụySỹ cũng ngừng in tiền để cứu lấy nền kinh tế theo hướng xuất khẩu của họ.
Theo các chuyên gia phân tích kinh tế Thụy Sỹ, tiếp theo cuộcchiến tiền tệ sẽ là cuộc chiến thương mại. Tại phương Tây hiện nay, ý tưởng bảo hộđang gia tăng trước sức ép của phong trào Tea Party tại Mỹ, tức phong trào nghi kị xã hội chống lạichính quyền liên bang và các khoản thuế được thực hiện dưới thời tổng thống Obama và cánh hữu dântúy tại châu Âu. Những phong trào chính trị này phản ánh sự phẫn nộ của dân chúng do các ngành côngnghiệp và việc làm bị chuyển ra bên ngoài biên giới quốc gia do tác động của toàn cầu hóa.
Chính tình trạng "giảm công nghiệp hóa" này đã góp phần làm thất bạicuộc đấu tranh chống lại nạn thất nghiệp tại Mỹ. Nền kinh tế Mỹ được giới chuyên gia kinh tế ví như"nền kinh tế bong bóng" không còn khả năng tạo ra việc làm.
Với lý do bảo vệ thị trường việc làm, xu hướngchỉ trích thương mại tự do tại các quốc gia phương Tây đang gia tăng nhằm chống lại việcdi chuyển các nhà máy sản xuất công nghiệp, công cụ sản xuất, việc làm nêu trên của các tập đoànkinh tế lớn ra khỏi lãnh thổ các nước phương Tây.
Các phong trào nêu trên cũng kêu gọi tái côngnghiệp hóa tại các quốc gia phương Tây và bảo vệ các ngành công nghiệp chiến lược, bằng việc phảnứng gay gắt lại với việc phân công lao động quốc tế. Điều này đi liền với sự gia tăng của chủ nghĩabảo hộ. Các phong trào sinh thái tại phương Tây cũng tập trung đấu tranh theo hướng này, với việcthúc đẩy việc đưa trở lại hoạt động sản xuất trong lãnh thổ quốc gia nhằm giảm thiểu những nguy hạitừ hoạt động vận tải.
Mỹ vốn là một trong những quốc gia thành viên củaTổ chức Thương mại Thế giới đề xướng vấn đề toàn cầu hóa nhưng lại quaytrở lại gia tăng các biện pháp tự vệ với việc đưa ra một loạt các biện pháp bảohộ hàng hóa trong nước cũng như đề ra các mức thuế quan. Các quốc gia châu Âu cũng có nhữnghành động tương tự.
Tóm lại, xu hướng đi ngược với quá trình toàn cầu hóa nêutrên đồng thời còn kéo theo sự từ chối vấn đề nhập cư hàng loạt của ngườidân phương Tây. Điều gây lo ngại là việc nhập cư hàng loạt sẽ dẫn tới sự sụp đổ của thị trường laođộng và tăng thêm gánh nặng ngân sách công tại những nước này.
Nguồn Chinhphu.vn