Thứ Tư | 16/01/2013 12:30

Nhật Bản sẽ nổ phát súng đầu tiên cho cuộc chiến tiền tệ toàn cầu

Trong bối cảnh đà phục hồi của kinh tế toàn cầu chững lại, nhiều nước co xu hướng can thiệp ghìm giá nội tệ để giành lợi thế thương mại.
Nhật Bản sẽ mở đầu cho một cuộc chiến tiền tệ toàn cầu mới tiềm tàng khi mà mới đây công bố kế hoạch in thêm tiền và mua trái phiếu nhằm vực dậy kinh tế.

Giới chuyên gia kinh tế nhận định, các nước khác cũng sẽ theo gót Nhật Bản và dẫn đến một cuộc chiến tranh tiền tệ mới. Đây sẽ là một cuộc chiến có lợi cho những ai đứng bên ngoài và nhanh chân tận dụng thời cơ nhưng lại cản trở đà phục hồi vốn trì trệ của kinh tế thế giới cũng như thị trường chứng khoán.

Tuy mỗi nước sẽ có một cách can thiệp riêng nhưng đều là do ảnh hưởng từ 3 gói nới lỏng định lượng trị giá 3.000 tỷ USD của Cục dự trữ liên bang Mỹ. Chương trình nới lỏng định lượng này tuy bị chỉ trích gay gắt về những hậu quả lâu dài mà nó có thể gây ra, nhưng trước mắt chúng giúp thúc đẩy kinh tế Mỹ, thúc đẩy giá tài sản rủi ro như chứng khoán hay hàng hóa.

sfasf

Trong khi đó, Nhật Bản cũng bắt đầu xu hướng nới lỏng mạnh mẽ chính sách tiền tệ. Cuối năm 2012, thống đốc ngân hàng trung ương Nhật Bản phát tín hiệu cho thấy chương trình nới lỏng của nước này có thể lên tới 50.000 tỷ yên trong năm 2013.

Động thái này là một phần trong kế hoạch của tân thủ tướng Shinzo Abe nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng giảm phát suốt 2 thập kỷ. Chính sách này nhận được những phản ứng trái chiều của thị trường.

Chuyên gia của Citigroup cho rằng, chính sách kinh tế của chính quyền mới tập trung vào nới lỏng tiền tệ, tài khóa, nhưng bài học trong quá khứ cho thấy chúng khó có thể giúp vực dậy kinh tế Nhật Bản ngay cả khi yên giảm giá tạo lợi thế thương mại cho nước này.

Nhận định về thị trường tiền tệ năm 2013, ông Michael Hartnett, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại Bank of America Merrill Lynch nói, yếu tố ảnh hưởng đến thị trường trong nửa đầu 2013 đó là các ngân hàng trung ương bắt đầu tăng lãi suất trở lại, các nền kinh tế buộc phải hạ giá nội tệ để thúc đẩy tăng trưởng.

"Rõ ràng nhiều nước cần hoặc muốn ghìm giá nội tệ, nếu Trung Quốc cảm thấy cần ghìm giá nội tệ thì khi đó một cuộc chiến tiền tệ sẽ bắt đầu bùng nổ, giá vàng sẽ tăng mạnh”, ông Hartnett nói.

Ông này khuyến nghị nhà đầu tư nên theo sát diễn biến của nhân dân tệ cũng như chỉ số tiền tệ châu Á.

Nguồn CNBC/Khampha


Sự kiện