Người tiêu dùng Trung Quốc sẽ thống trị thế giới?
Đó là quan điểm của bà Tracy Chen là giám đốc quản lý danh mục tại Brandywine Global Investment Management trong một bài viết trên trang Bloomberg.
Trung Quốc không còn là "công xưởng của thế giới" nữa vì mua sắm dịp ngày Lễ Độc thân đã vượt qua dịp mua sắm Black Friday ở Mỹ.
Tiêu dùng của đất nước này đang tăng lên. Hãy quên đi mô hình tăng trưởng dự vào đầu tư và xuất khẩu cũ kĩ đi. Thậm chí ngay cả bản chất tiêu dùng cũng thay đổi, không còn xoay quanh các mặt hàng thiết yếu: người dân Trung Quốc ngày càng có xu hướng chi tiêu phim ảnh, du lịch và chăm sóc sức khoẻ. Các nhà đầu tư sẽ phải hối hận nếu phớt lờ xu hướng này.
Đầu tư (màu xanh) và tiêu dùng (mãu đỏ) của Trung Quốc qua các năm. Ảnh: Bloomberg |
Theo số liệu chính thức mới nhất, tiêu dùng cuối cùng của Trung Quốc chiếm 63,4% tổng sản phẩm quốc nội (Biểu đồ 2). Tiêu dùng hộ gia đình tăng trưởng theo cấp số nhân và tăng lên 4,5 nghìn tỷ USD (Biểu đồ 3). Doanh thu bán lẻ đã tăng trưởng với một tốc độ lành mạnh khoảng 10%. Chi tiêu cho Ngày lể độc thân năm nay (11/11) thật ấn tượng, đạt mức 25 tỷ USD, gần gấp đôi doanh số bán trong ngày Black Friday là 14 tỷ USD (Hình 4).
Đóng góp của chi tiêu tiêu dùng cuối cùng ở Trung Quốc vào GDP. Ảnh: Bloomberg |
Chi tiêu của hộ gia đình Trung Quốc (tỷ USD) |
Chi tiêu (tỷ USD) trong ngày lễ Độc thân (màu tím) và chi tiêu mua sắm trực tuyến ở Mỹ. Ảnh: Bloomberg |
Người tiêu dùng Trung Quốc đang ngày một già đi và giàu có hơn và họ cũng mua những sản phẩm cao cấp hơn.
Thứ nhất, đã có sự dịch chuyển từ nhu cầu thiết yếu sang hàng hoá có chọn lọc. Chi tiêu tiêu dùng cho quần áo và thực phẩm thiết yếu đang suy giả. Người dân Trung Quốc chuyển trong tâm sang chi mua thực phẩm xanh, điện thoại thông minh và máy tính bảng, hàng thể thao và đồ dùng gia đình, xe cộ và các sản phẩm làm đẹp.
Thứ hai, sản phẩm cấp thấp đang thoái trào và thương hiệu cao cấp đang ngày một lấn sân. Người Trung Quốc ưa chuộng các thương hiệu nước ngoài, do thiếu sự tin tưởng vào các sản phẩm trong nước. Họ xem các thương hiệu đắt tiền ngoại quốc như một biểu tượng của sự giàu có và địa vị xã hội.
Thứ ba, người tiêu dùng sẽ chi tiêu ít hơn một cách tương đối cho hàng hóa vật chất và nhiều hơn cho dịch vụ, bao gồm chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, âm nhạc, thể dục thể thao, hoạch định tài chính và du lịch (cả trong và ngoài nước). Người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài thường xuyên hơn, làm lợi cho không chỉ các quốc gia Châu Á, mà còn các nước phát triển như Úc, Mỹ, Canada, New Zealand và các thành viên Liên minh Châu Âu.
Tất cả những điều này sẽ diễn ra thông qua việc mua sắm đa kênh, bao gồm mua sắm trên điện thoại di động, trực tuyến và cửa hàng offline (cửa hàng vật chất). Mức độ áp dụng công nghệ internet và điện thoại di động ở Đại lục đã vượt qua một số nước phát triển.
Người mua hàng coi trọng việc so sánh và dựa vào các phương tiện truyền thông xã hội, do thiếu sự tin tưởng vào các nhà buôn. Họ cũng đòi hỏi nhiều hơn và muốn được tư vấn nhiều hơn.
Khi kinh tế mở rộng Trung Quốc dựa trên vào tiêu dùng, sự tăng trưởng của nó sẽ nhờ các yếu tố nội tại, tốn ít tài nguyên và tín dụng. Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ cao cấp sẽ tăng lên. Thị trường này sẽ hấp dẫn hơn đối với các công ty đa quốc gia và các nhà đầu tư.
Tăng tiêu dùng cũng sẽ khiến thặng dư thương mại, vốn là vấn đề đầy nhạy cảm chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc, sẽ giảm dần và thặng dư tài khoản vãng lai sẽ giảm nhiều hơn. Và điều này có thể gây ra áp lực giảm giá đối với đồng Nhân dân tệ.
Những xu hướng này mới chỉ ở giai đầu. Và còn nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc ngày càng mở rộng.