Thứ Bảy | 14/04/2012 12:44

Người Mỹ trẻ gốc Á ngày càng có xu hướng kết hôn với người đồng chủng

Người Mỹ gốc châu Á đang có xu hướng lựa chọn bạn đời từ chính cộng đồng mở rộng của mình hơn là với người da trắng.

8 năm trước khi còn làsinh viên ngành triết học tại Đại học Havard, Liane Young chưa từng bận tâm vềnhững cặp sinh viên khác chủng tộc yêu nhau ở trường. Phần lớn những người bạnchâu Á của cô có bạn trai hoặc bạn gái da trắng. Trong nhóm bạn của cô, đó làđiều hoàn toàn bình thường.

Thế nhưng, hiện nay phầnlớn những người bạn Mỹ gốc Á của Young trên Facebook có chồng hoặc vợ cũng làngười Mỹ gốc Á. Bản thân Young, 29 tuổi, cháu chắt của người Trung Quốc nhập cưkết hôn với một sinh viên ngành y khoa của Đại học Havard. Chàng trai này sinhra tại tỉnh Fujian, Trung Quốc.

Young nói rằng côkhông hề tìm kiếm bạn trai có nguồn gốc châu Á. Họ tình cờ gặp nhau tại một câulạc bộ ở Boston và cô cảm thấy đó là người đàn ông dành cho mình. Họ cùng họcbài bằng tiếng Quảng Đông (tiếng của Young) và tiếng Trung Quốc (tiếng củachàng trai) và họ hi vọng sẽ duy trì ngôn ngữ này khi họ có con.

Young hiện là trợ lýgiáo sư tâm lý tại Đại học Boston và đã kết hôn với Xin Gao, 27 tuổi năm ngoái.Cô cho biết rằng, “Chúng tôi muốn văn hoá Trung Quốc là một phần trong cuộc sốngcủa chúng tôi và trong cuộc sống của con cái chúng tôi. Đó là một phần thú vịtrong cuộc hôn nhân mà chúng tôi mong muốn cùng đạt được.”

Tỷ lệ kết hôn khác chủngtộc đang ở mức cao nhất ở Mỹ, với tỷ lệ các cặp vợ chồng khác màu da tăng gấpđôi trong vòng 30 năm qua. Thế nhưng, người Mỹ gốc châu Á đang cản lại xu hướngđó và lựa chọn bạn đời từ chính cộng đồng mở rộng của mình.

Từ năm 2008 – 2010, tỷlệ các cặp vợ chồng người Mỹ gốc châu Á được sinh ra ở Mỹ mới kết hôn và nhữngngười kết hôn với người khác chủng tộc giảm gần 10%. Đây là kết quả phân tích dữliệu mới đây của Trung tâm nghiên cứu Pew.

Trong khi đó, một nghiên cứu kháccho thấy rằng, người châu Á ngày càng có xu hướng lấy chồng hoặc vợ xuất thân từcác quốc gia châu Á khác. Những người này có thể là con cái của người châu Ásinh ra ở Mỹ hoặc sinh ra ở nước ngoài. Tỷ lệ này là 21% năm 2008, tăng từ 7%năm 1980.Trong năm 2010, người Mỹ gốc châu Á vẫn là nhóm có tỷ lệ kết hôn khác chủngtộc cao nhất ở Mỹ, với 28% các cặp vợ chồng mới cưới chọn bạn đời không phải làngười châu Á. Nhưng làn sóng nhập cư từ châu Á trong 3 thập kỷ vừa qua đã làmgia tăng số nam giới và nữ giới độc thân, khiến cho những người trẻ tuổi có nhiềulựa chọn hơn trong nhóm người Mỹ gốc châu Á. Nó cũng làm sống dậy mối quan tâmvề ngôn ngữ và truyền thống của tổ tiên ở những cặp vợ chồng mới cưới.

Trong năm 2010, 10,2triệu người nhập cư châu Á đến sinh sống ở Mỹ, tăng từ 2,2 triệu người năm1980. Theo kết quả khảo sát, hiện nay người châu Á sinh ra ở nước ngoài chiếmkhoảng 60% dân số người Mỹ gốc châu Á ở đây.

Daniel T. Lichter, mộtnhà nhân khẩu học tại Đại học Cornell đã hợp tác với ZhenchaoQian, Đại học Bang Ohio tiến hànhmột nghiên cứu về hôn nhân giữa người châu Á sinh ở Mỹ và người châu Á sinh ởnước ngoài.

Ông cho rằng, “Lànsóng nhập cư đã tạo ra nhóm bạn đời sẵn sàng. Họ mang theo ngôn ngữ, văn hoá củahọ và vun đắp nền văn hoá đó ở nước Mỹ cho thế hệ thứ hai và thế hệ thứ ba.”

Trước khi gặp Gao,Young đã từng chỉ hẹn hò với các thanh niên da trắng, với ngoại lệ là một ngườibạn trai lai ở trường đại học.

Cô nói rằng, cô có thểkhông có ý định dạy cho con cái mình tiếng Quảng Đông và tiếng Trung nếu chồngcô không phải là người thành thạo tiếng Trung. Vốn là người quen nói tiếng Anh,Young cho rằng, làm như vậy sẽ “rất khó khăn.”

Ed Lin, 36 tuổi, giámđốc tiếp thị tại Los Angeles kết hôn tháng 10 năm ngoái. Anh cho rằng, vợ củamình Lily Lin đã giúp anh hiểu sâu hơn về nhiều truyền thống Trung Quốc.

Lily Lin 32 tuổi sinhra ở Đài Bắc và lớn lên ở New Orlearns đã dạy cho anh những từ trong tiếngTrung của ông bà anh, giúp anh làm quen với bữa tiệc trứng đỏ dành cho trẻ đầytháng và giải thích các phong tục văn hoá khác như cách tặng phong bao vào ngàyTết Âm lịch.

Nói về vợ mình, Lincho rằng, “Cô ấy mang đến những khác biệt bé nhỏ được lồng trong văn hoá.” Lilyđã hướng dẫn anh cách tiếp trà cho những người lớn hơn và gọi những người lớntuổi là bác và bá.

Tất nhiên, chủng tộcchỉ là một trong nhiều yếu tố tác động đến bài toán tình yêu đầy phức tạp. Vàtheo C.N. Le, nhà xã hội học tại Đại học Massachusetts tại Amherst, xu hướnghôn nhân giữa những nhóm người châu Á có sự khác biệt.

Tiến sĩ Lê thấy rằng,trong năm 2010, nam giới và nữ giới Mỹ gốc Nhật Bản có tỷ lệ kết hôn với ngườida trắng cao nhất trong khi nam giới Mỹ gốc Việt và nữ giới Mỹ gốc Ấn Độ có tỷlệ thấp nhất.

Thuật ngữ châu Á theođịnh nghĩa của Cục Thống kê bao gồm một nhóm lớn những người có nguồn gốc ViễnĐông, Đông Nam Á hoặc khu vực Ấn Độ, bao gồm những quốc gia như Campuchia,Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippine và Việt Nam.

Wendy Want, tác giả củabáo cáo của Pew cho rằng, các nhà nhân khẩu học chưa tiến hành khảo sát chi tiếthoặc phỏng vấn các cặp vợ chồng mới cưới để giải thích sự giảm đi các trường hợpkết hôn khác chủng tộc đối với những người vốn sinh ra ở châu Á.

"Các số liệu thống kêcho thấy rằng, tỷ lệ kết hôn khác chủng tộc trong nhóm người châu Á có xu hướnggiảm từ năm 1980."

Nhưng trong các cuộcphỏng vấn, nhiều cặp vợ chồng nói rằng, việc sống cùng với người có xuất thântương đồng có vai trò quan trọng đối với quyết định kết hôn của họ.

Đó là cảm giác đã gâygạc nhiên cho một số phụ nữ trẻ người Mỹ gốc châu Á. Những phụ nữ này quen vớiviệc hẹn hò với người khác chủng tộc đến mức họ nghĩ rằng rồi họ sẽ kết hôn vớichồng da trắng.

Chau Le, 33 tuổi, mộtluật sư người Mỹ gốc Việt sống ở Boston. Cô cho rằng, khi cô nhận được bằng thạcsĩ tại Đại học Oxford năm 2004, cha mẹ cô đã không còn hi vọng cô sẽ kết hôn vớimột người đàn ông Việt Nam.

Đó không phải là cô từchối các mối mai với người Mỹ gốc châu Á mà bởi vì những cuộc mối mai đó khôngđem lại điều gì nghiêm túc.

Le nói rằng, cô có đôichút lo lắng về những người đàn ông Mỹ gốc châu Á bởi họ muốn vợ mình phải đảmđương việc nấu nướng, chăm sóc con cái và công việc gia đình.

Cô cho biết, “Cũng cólúc, tôi nghĩ rằng đó là điều không thể. Những cuộc hẹn hò của tôi không cho thấyrằng, cuối cùng tôi sẽ kết hôn với một người châu Á.”

Thế nhưng, cùng với thờigian, Le bắt đầu nghĩ rằng cô cần tìm người chú ý hơn đến những điều nhạy cảm vềmặt văn hoá của mình. Thời điểm đó đã đến khi cô đưa người bạn trai da trắng củamình về gặp bố mẹ.

Le là một luật sưdoanh nghiệp ưa giao thiệp và tham vọng nhưng khi ở nhà bố mẹ, cô nói rằng “Cócông tắc chuyển tôi sang chế độ khác.” Khi về nhà bố mẹ, cô trở nên từ tốn. Cônhìn xuống khi nói để thể hiện sự kính trọng với bố và mẹ. Cô rót trà cho cha mẹ,bổ hoa quả cho cha mẹ ăn và đơm cơm cho họ và rửa bát đĩa với cả 2 tay.

Người bạn trai da trắng của cô hoàn toàn“choáng váng” bởi điều đó.

“Tôi không thích anh ấycảm thấy đó là điều kỳ quặc. Đó là vai trò của tôi trong gia đình. Khi tôi nhiềutuổi hơn, tôi nhận ra rằng, một chàng trai da trắng khó có thể hiểu được nhữngđiều đó,” cô nói.

Mùa thu năm 2010, côđính hôn với Neil Vaishnav, một luật sư người Mỹ gốc Việt. Vaishnav sinh ra ở Mỹ và có cha mẹ là người nhập cưcũng giống như Le.

Họ nhất trí rằng, chồngvà vợ cần là những đối tác bình đẳng trong gia đình và họ có chung khiếu hài hước.Họ cùng đề cao truyền thống gia đình về việc tôn trọng người lớn tuổi.

Vaishnav, 30 tuổi, hiểurõ ràng rằng, anh không nên hôn Le mình trước mặt cha mẹ cô hoặc gọi họ bằngtên cúng cơm.

Lê nói rằng, “Anh ấydành cho gia đình tôi sự tôn trọng và quý mến đúng như tôi vẫn làm.” Le dự địnhsẽ kết hôn vào tháng 9 để kết hợp truyền thống Việt Nam và Ấn Độ.

Ann Liu, 33 tuổi,một cán bộ quản lý nhân sự người Mỹ gốc Đài Bắc ở San Francisco cũng trải quađiều tương tự. Cô chưa bao giờ nghĩ đến việc lấy một người chồng Mỹ gốc châu Á.

Vì cô chưa từng hẹn hòvới nam giới châu Á trước đây nên bạn bè cô cố ý ngăn cản Stenphen Arboleda, mộtkỹ sư Mỹ gốc Philipine khi anh hỏi cô có còn độc thân không. Họ cảnh báo rằng,“Cô ấy chỉ hẹn hò với những chàng trai da trắng.”

Nhưng Arboleda, 33 tuổi không hềchùn bước. Anh nói với họ, “Tôi sẽ thay đổi điều đó.” Cho tới khi đó, Liu đã sẵnsàng đón nhận một sự thay đổi.

Cô nói rằng, cô ngàycàng khó chịu với việc hẹn hò nam giới da trắng, những người chỉ hẹn hò với phụnữ Mỹ gốc châu Á. Cô giải thích “Cứ như thể họ có một khuôn mẫu châu Á. Họkhông thể hiểu tôi như một con người một cách trọn vẹn.”

Arboleda thì khác. Anh có gia đình mở rộng và anh gọi những người họ hàng lớn tuổicủa mình là bác và bá cũng giống như cô. Và anh không lề lẩn tránh khi cô đề cậpđến việc cha mẹ cô có thể đến sống với cô một ngày nào đó – một truyền thốngtrong các gia đình người Mỹ gốc châu Á.

Tại đám cưới tháng 10năm ngoái ở San Francisco, Liu đổi từ váy trắng không tay áo sang váy lụa đỏtruyền thống Trung Quốc. Nhiều họ hàng lớn tuổi của Arboleda mặc áo trắng truyềnthống của Philippine.

“Đây là sợi dây gắn kếtmà tôi chưa từng trải qua trong các cuộc hẹn hò trước đây. Nó ngay lập tức gắnchúng tôi lại với nhau. Và đó là một phần lý do mà tôi lấy anh ấy,” cô nói.

dịch

Nguồn DVT


Sự kiện