Triển lãm Công nghiệp và Thiết bị Điện hạt nhân Quốc tế Trung Quốc 2021 ở Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, tháng 10/2021.
Nga và Trung Quốc đang thống trị thị trường điện hạt nhân
Theo người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), ông Fatih Birol, năng lượng hạt nhân có thể là nhân tố chủ đạo trong bối cảnh năng lượng sạch trở thành tâm điểm tiếp theo của thế giới, nhưng điều đó sẽ đòi hỏi hành động và sự tập trung phối hợp của các chính phủ và ngành công nghiệp tư nhân.
Trong khi Mỹ đang “ngủ quên”, Nga và Trung Quốc đã thống trị thị trường này. Kể từ năm 2017, 87% các lò phản ứng (27 trong số 31 lò) mới được xây dựng là do Nga và Trung Quốc thiết kế, ông Fatih Birol cho biết.
Ông Birol khẳng định, trước những biến đổi của khí hậu, điện hạt nhân sẽ là câu trả lời hợp lý nhất cho sự nóng lên toàn cầu. Khi giá nhiên liệu hóa thạch tăng cao vì cuộc xung đột Ukraine, cùng với việc không thải ra bất kỳ khí nhà kính nào trong quá trình sản xuất, điện hạt nhân đã trở thành một lựa chọn hợp lý hơn về mặt kinh tế.
Các tháp làm mát tại nhà máy điện hạt nhân Dampierre-en-Burly, Pháp. Ảnh: Bloomberg |
Ông Birol nói: “Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu ngày nay, giá nhiên liệu hóa thạch tăng vọt, thách thức an ninh năng lượng và những cam kết đầy tham vọng về khí hậu, tôi tin rằng điện hạt nhân có cơ hội đánh dấu sự trở lại”.
Ông Birol cho biết, các chính phủ cần đầu tư vào các công nghệ mới và thực hiện các chính sách để đảm bảo các nhà máy hạt nhân hoạt động an toàn và bền vững trong những năm tới.
Ông cũng cảnh báo rằng để các nền kinh tế tiên tiến bắt kịp Trung Quốc và Nga, các công ty phải tích cực thực hiện các dự án xây dựng hạt nhân đúng thời hạn và phù hợp ngân sách.
Tại Mỹ, chính phủ liên bang đang trong quá trình chi 6 tỉ USD để hỗ trợ các nhà máy điện hạt nhân hiện đang gặp khó khăn trong việc mở cửa vì vấn đề tài chính, Bộ Năng lượng cho biết.
Trong kế hoạch của IEA để thế giới đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050, lượng phát điện hạt nhân phải tăng gấp đôi từ năm 2020 đến năm 2050. Trong khi hạt nhân là một phần quan trọng trong kế hoạch của IEA, cho một tương lai năng lượng sạch toàn cầu, thì tương lai đó "bị chi phối ” bằng năng lượng tái tạo, như năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Đến năm 2050, hạt nhân sẽ góp 8% tổng điện năng toàn cầu.
Kế hoạch của IEA về năng lượng hạt nhân bao gồm các công nghệ điện hạt nhân chưa từng có ở quy mô lớn, như các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR), tạo ra khoảng 1/3 năng lượng của một nhà máy điện thông thường.
IEA cho biết: “SMR có chi phí thấp hơn, quy mô nhỏ hơn và ít rủi ro hơn, điều này có thể khiến xã hội công nhận năng lượng hạt nhân và thu hút đầu tư tư nhân.” Được biết, Canada, Pháp, Anh và Mỹ đều đang hỗ trợ phát triển công nghệ lò phản ứng mô-đun nhỏ này.
Có thể bạn quan tâm:
Kinh tế Mỹ bước qua quý II đầy khó khăn
Nguồn CNBC