Nelson Mandela: người thống nhất Nam Phi
Nelson Mandela đã lãnh đạo Nam Phi từ xiềng xích của chủnghĩa phân biệt chủng tộc tới nền dân chủ nhiều màu da. Ông là biểu tượng củahòa bình và hòa hợp, là đại diện cho cuộc đấu tranh vì công lý trên toàn thế giới.
Sau 3 thập kỷ giam cầm vì cuộc đấu tranh chống chế độ cai trịcủa thiểu số da trắng, Mandela đã rời nhà ngục với quyết tâm lật đổ apartheidnhưng tránh một cuộc nội chiến.
“Thời điểm để hàn gắn vết thương đã tới. Thời điểm để bắc cầuvượt qua hố sâu ngăn cách chúng ta đã tới,” ông nói trong bài phát biểu nhậm chứctổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi năm 1994.
“Cuối cùng chúng ta đã đạt được sự giải phóng chính trị.”
Năm 1993 Mandela được trao giải Nobel Hòa bình cùng với tổngthống de Klerk của Nam Phi. Ông này đã ký lệnh phóng thích Mandela ba năm trướcvà hai người đã thương thuyết chấm dứt chế độ apartheid.
Mandela tiếp tục tiến lên vai trò nổi bật trên sàn quốc tếlà một người đấu tranh vì nhân phẩm con người đối mặt với các thách thức, từ ápbức chính trị tới bệnh AIDS.
Ông chính thức từ bỏ cuộc đời công tháng 6, 2004 trước sinhnhật 86 tuổi với câu “Đừng gọi cho tôi nhé. Tôi sẽ gọi các bạn.” Nhưng ông vẫnlà một nhân vật được kính trọng nhất trên thế giới, gắn liền danh tiếng vàngson với những thông điệp về tự do, tôn trọng, và nhân quyền.
Dù là tự bào chữa cho mình trong tòa án năm 1963 hay thôngđiệp gửi các lãnh đạo thế giới nhiều năm sau, khi là một nhà chính khách già dặn,ông vẫn thế. Mandela toát ra hình ảnh của sự chính trực với giọng kiềm chế, thườngpha chất hài hước.
“Ông là tâm điểm của thời đại chúng ta, của chúng tôi ở NamPhi và của bạn, dù bạn ở đâu,” Nadine Gordimer người đoạt giải Nobel Văn học từngnói.
Những năm tháng đằng sau song sắt của ông khiến Mandela trởthành tù nhân chính trị nổi tiếng nhất. Ông cũng là người lãnh đạo với vai vếhuyền thoại trong lòng hàng triệu người da đen Nam Phi và các dân tộc bị áp bứckhác ở bên ngoài biên giới quê hương.
Bị buộc trọng tội trong phiên tòa Rivonia 1963, thông điệptrên bục bào chữa của ông cũng là thông điệp chính trị.
“Cuộc đời tôi đã cống hiến cho cuộc đấu tranh vì dân tộcchâu Phi. Tôi đã đấu tranh chống lại thống trị dù là cho da trắng hay da đen… Tôi đã ôm chặt lý tưởng về một xã hội dân chủ và tự do trongđó mọi người sống hòa thuận và cơ hội bình đẳng,” ông nói trước tòa. “Đó là lýtưởng tôi hy vọng sống để đạt được. Nhưng nếu cần, tôi sẵn sàng chết vì lý tưởngđó.”
Trách nhiệm lãnh đạo
Nelson Rolihlahla Mandela sinh 18/7/1918, con trai của một cốvấn cho thủ lĩnh tối cao người Thembu ở Transkei.
Ông học ở đại học cho người da đen Fort Hare University,nhưng bỏ học năm 1940. Ông gia nhập Đại hội Dân tộc Phi ANC và thành lập Đoàn Thiếu niên của họ năm 1944 với Oliver Tambo và Walter Sisulu.
Mandela đã làm nghề thư ký luật, rồi luật sư. Phòng luật củaông là một trong số ít phòng luật phục vụ khách hàng da đen.
Năm 1952 ông và nhiều người khác bị buộc tội vi phạm LuậtĐàn áp Cộng sản nhưng án tù chín tháng bị câu lưu sang hai năm.
Mandela là một trongnhững người đầu tiên cổ súy đấu tranh vũ trang chống phân biệt chủng tộc. Ônghoạt động bí mật năm 1961 để thành lập nhóm vũ trang của ANC, Umkhonto weSizwe “Ngọngiáo của Đất nước” theo tiếng Zulu.
Ông rời Nam Phi và đi khắp châu Phi, sang cả châu Âu, nghiêncứu chiến tranh du kích và tìm kiếm hỗ trợ quốc tế cho ANC.
Sau khi trở về năm 1962, Mandela đã bị bắt và tuyên án 5 nămvì kích động và xuất ngoại trái phép. Trong tù ông bị buộc thêm tội phá hoại vàâm mưu lật đổ chính quyền cùng với các nhà lãnh đạo kháng chiến khác trong phiên tòa Rivonia.
Bị kẻ địch gọi là khủng bố, Mandela bị án chung thân năm1964, cách biệt khỏi đồng loại khi họ đang chịu áp bức, bạo lực và di cư bắt buộcdưới chế độ phân biệt sắc tộc apartheid.
Ông bị giam 18 năm ở nhà tù đảo Robben ngoài khơi Cape Town.Sau đó ông được chuyển vào nhà tù đất liền.
Ông vẫn trong tù khi một cuộc nổi dậy nổ ra ở thành phố Soweto 1976. Khi các cuộc nổi dậy tương tự nổ ra trong thập niên 1980, chế độcai trị nhận ra cần phải thương lượng. Mandela là người họ chọn.
Trong những năm tù sau này, ông đã gặp tổng thống Botha vàngười kế nhiệm de Klerk.
Người xem TV cả thế giới đã chứng kiến ông bước khỏi nhà ngụcVictor Verster tay trong tay với vợ Winnie, khi được thả 11/2/1990.
“Khi tôi cuối cùng bước qua cánh cổng đó… tôi cảm thấy ngaycả ở tuổi 71 cuộc đời tôi cũng bắt đầu lại cuộc đời mới. 10.000 ngày ngục tù đã qua,”Mandela viết về ngày đó.
Bầu cử và Hòa hợp
Bốn năm sau đó hàng nghìn người chết vì bạo lực chính trị. Hầuhết là người da đen chết trong xung đột giữa người ủng hộ ANC và Đảng tự doInkatha. Tuy thế người da trắng cánh hữu cũng đã tổ chức các điểm bạo lực để cảntrở quá trình tiến tới dân chủ.
Mandela đã chặn một cuộc bùng nổ sắc tộc sau vụ giết hại lãnhtụ Đảng Cộng sản Chris Hani bởi sát thủ da trắng năm 1993. Ông đã lên truyềnhình phát biểu kêu gọi giữ bình tĩnh. Cùng năm đó ông và de Klerk chung nhau nhậnNobel Hòa bình.
Đàm phán giữa ANC và chính phủ bắt đầu từ 1991 dẫn tới bầu cửđa sắc tộc đầu tiên ở Nam Phi ngày 27/4/1994. Thời kỳ trước bầu cử vẫn còn xungđột vũ trang, gồm cả đấu súng ở Johannesburg và chiến tranh ở thủ phủ ngườiZulu. Nhưng Mandela đã đi khắp Nam Phi, trấn an người da trắng với lời hứa sẽcó chỗ cho họ trong nước Nam Phi mới.
Lễ đăng quang của ông ở Pretoria ngày 10/5/1994 là ngày chàomừng tự do của một dân tộc.
Hòa hợp dân tộc là chủ đề chính của chế độ Mandela. Ông uốngtrà với các cựu giám ngục của mình. Việcmặc áo đồng phục của đội tuyển rugby Nam Phi, từng là biểu tượng của thống trịda trắng, đã khiến nhiều người thấy thuyết phục. Đội rugby Nam Phi đã đấu trậnchung kết World Cup 1995 ở sân vận động Ellis Park .
Dấu ấn của ông là Ủy ban Hòa Hợp và Sự thật điều tra các tộiác phân biệt chủng tộc ở cả hai phía và cố hàn gắn vết thương. Nó trở thànhhình mẫu cho các nước khác đang bị chia rẽ bởi nội chiến.
Đấu tranh chống căn bệnhthế kỷ
Năm 1999, Mandela đã chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm– một quá trình hoàn toàn tự nguyện. Đó là hình mẫu noi theo cho giới lãnh đạo châu Phi vốnrất ham hố ở lâu.
Nhưng nghỉ hưu thoải mái không nằm trong kế hoạch. Mandelachuyển sang chiến đấu chống khủng hoảng AIDS ở Nam Phi.
Ông nói lên những kỳ thị xã hội chống lại căn bệnh này,trong lúc tổng thống Thabo Mbeki bị buộc tội không hiểu hết tầm nghiêm trọng củađại dịch.
Cuộc chiến có tính cá nhân khi đầu năm 2005 con trai duy nhấtcòn sống của Mandela mất vì AIDS.
Chuyện riêng tư
Cuộc chiến đấu lâu dài đã góp phần phá vỡ hôn nhân của ông vớibà vợ Winnie cũng là một nhà đấu tranh chống apartheid. Hai vợ chồng chia tay năm 1996.
Ông gặp gỡ và hẹn hò bà Graca Machel, góa phụ của tổng thốngMozambic Samora Machel. Hai người kết hôn ngày sinh nhật 80 của ông năm 1998.
Ông vẫn còn ba cô con gái.
Mandela không bỏ được thói quen sống trong ngục. Ông dậy sớmtừ 4-5 giờ sáng để tập thể dục và đọc. Ông uống ít, và là người chống hút thuốcnhiệt thành. Là võ sĩ quyền anh nghiệp dư hồi còn trẻ, Mandela thường nói kỷ luậtvà chiến thuật tập luyện đã giúp ông chịu đựng ngục tù cũng như đấu tranh chínhtrị bên ngoài.
Nhưng nhà tù có giá cho sức khỏe. Mandela phải trị bệnh laophổi, chữa mắt, và trị bệnh ung thư tiềnliệt tuyến.
Lần cuối cùng xuất hiện trên sàn quốc tế là năm 2010. Trongtrận chung kết World Cup tổ chức ở Nam Phi, ông đã xuất hiện chào đám đông90.000 người.
“Tôi để tùy công chúng quyết định ký ức về tôi,” ông nóitrên đài truyền hình Nam Phi trước khi nghỉ hưu. “Nhưng tôi muốn được nhớ là mộtngười dân Nam Phi bình thường đã cùng với nhiều người khác đóng góp phần sức khiêm tốn của mình.”
Nguồn Reuters