Kinh tế toàn cầu vẫn đối mặt nhiều thách thức lớn
Tuy nhiên, các chương trình cứu trợ hiện nay của EU như chính sách thắt lưng buộc bụng, thoả thuận cứu trợ cho Síp đang mất dần hiệu quả. Trong khi đó, nước Anh cũng phải vật lộn để khôi phục tăng trưởng và những cuộc biểu tình phản đối chính sách khắc khổ cũng tăng mạnh tại Bulgaria, Romania và Hungary.
Tác giả bài phân tích nhận định mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc đang bộc lộ những điểm yếu, đó là tính không ổn định, mất cân bằng, thiếu sự phối hợp và không bền vững.
Các chuyên gia cũng cho rằng những cải cách cần thiết của Trung Quốc để tái cân bằng kinh tế chưa phát huy kịp thời để ngăn chặn sự sụt giảm về kinh tế có thể xảy ra vào năm 2014 khi bong bóng đầu tư tại quốc gia này phát nổ.
Báo cáo cũng cho biết một số nền kinh tế mới nổi ở châu Á, Mỹ Latinh, Đông Âu và Trung Á có thể đạt những bước tiến bất ngờ. Trong khi đó, tại Nhật Bản, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đang tiến hành một thử nghiệm kinh tế mới để ngăn chặn giảm phát, kích thích tăng trưởng kinh tế, phục hồi niềm tin kinh doanh và tiêu dùng nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn.
Tại Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ nổi lên với những lợi thế cạnh tranh trong khu vực. Tuy nhiên, những khó khăn mà quốc gia này gặp phải như thâm hụt thương mại cao, chính sách tiền tệ bất ổn, nỗ lực tham gia Liên minh châu Âu (EU) bế tắc...cản trở con đường phát triển.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm, Mỹ được nhận định là một điểm sáng với các dấu hiệu kinh tế tích cực như: lĩnh vực nhà đất phục hồi, chi phí năng lượng sẽ giảm, cải thiện thị trường lao động...Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những rủi ro đó là tỷ lệ thất nghiệp và nợ hộ gia đình vẫn cao.