Fed có thể là khởi nguồn cho cuộc suy thoái tiếp theo
Khó khăn đầu tiên, theo ông McBride chính là những động lực. Nhiều nhà đầu tư trên phố Wall luôn có động lực để nhìn sự việc theo hướng lạc quan. Trong khi đó, các chuyên gia và giới truyền thông, ngược lại, lại có cái nhìn thiên về bi quan hơn.
Vậy đâu sẽ là nguyên nhân dẫn tới cuộc suy thoái tiếp theo?
Ông McBride cho rằng có 3 nguyên nhân có thể gây suy thoái: Thứ nhất, sự kiện ngoại sinh (như động đất, sóng thần), thứ 2 là chính sách cực đoan (chẳng hạn như thắt lưng buộc bụng thái quá), và cuối cùng - cũng là điều có khả năng xảy ra nhất - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt tiền tệ.
Từ những suy đoán đó, nhà nghiên cứu này viết: "Hầu hết các cuộc suy thoái hậu Thế chiến II đều xuất phát từ chính sách thắt chặt tiền tệ quá mức nhằm làm chậm lạm phát của Fed. Đây cũng là nguy cơ gây suy thoái có khả năng xảy ra nhất. Thông thường, khi lạm phát bắt đầu gây lo ngại, Fed sẽ cố gắng thiết kế để kinh tế có thể "hạ cánh mềm", và đây cũng là khởi nguồn của suy thoái. Do lạm phát không phải là mối quan tâm ngay tức thì, Fed có thể sẽ duy trì tình trạng này thêm một vài năm nữa, trước khi thực sự hành động".
Với lập luận này, ông McBride dự báo nguy cơ này có thể sẽ xảy ra trong một vài năm tới. Mặc dù vậy, ông cho rằng cuộc suy thoái tiếp theo có thể chỉ là một đợt suy thoái kinh tế bình thường chứ không nghiêm trọng như trước.
Những phân tích của McBride đã nhận được sự đồng tình của khá nhiều nhà phân tích bởi có nhiều dấu hiệu cho thấy các thị trường đang tỏ ra lo lắng trước nguy cơ Fed sẽ cho thắt chặt chính sách tiền tệ.
Tuần trước, ngân hàng Barclays cho biết từ quý II năm nay, mối quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư và thị trường chính là việc liệu Fed có ngừng các gói kích thích hay không.
Nguồn Business Insider/Khampha