Thứ Năm | 21/06/2012 08:53

Dòng tiền bắt đầu rút mạnh khỏi châu Á

Kể từ năm 2009 đến nay, khoảng 750 tỷ USD đã rút khỏi các thị trường mới nổi châu Á.

Lãi suất thấp và dòng vốn nước ngoài đổ vào lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tếchâu Á những năm gần đây nhưng hiện tại, chúng lại tiềm ẩn các nguy cơ. Nomuraước tính 750 tỷ USD rút khỏi các thị trường mới nổi châu Á kể từ năm 2009,và bây giờ các ngân hàng châu Âu cùng các nhà đầu tư chứng khoán các nước nàycũng đang bắt đầu rút vốn.

Châu Á đang phải đối mặt các thách thức nội tại từ dòng vốn đầu tư, rủi ro trong nhu cầu nội địa và sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Nếu các nhà đầu tư lo sợ và rút tiền khỏi châu Á, hoạt động kinh doanh sẽ bị têliệt gây tình trạng trì trệ, Robert Subbaraman, nhà kinh tế của Nomura nhận định,ông cho rằng mọi người đã giá thấp tác động của dòng vốn so với ảnh hưởng từthương mại.

Indonesia giảm 5% dự trữ tiền tệ trong tháng 5, tương đương gần 5 tỷ USD để bảovệ nội tệ rupiah khỏi xuống giá, khi các nhà đầu tư nước ngoài rút tiền khỏi nướcnày.

Bên cạnh đó, động lực tăng trưởng từ nhu cầu nội địa tăng những năm gần đây, nhờcho vay ngân hàng đẩy mạnh doanh thu bán ô tô và bất động sản cũng khá bấpbênh. Vì đây là các mặt hàng tiêu dùng lựa chọn, nên nhu cầu có thể giảm nhanhhơn các mặt hàng thiết yếu. Mặc dù vẫn khá cao, tăng trưởng tiêu dùng chậm lại ởHàn Quốc, Trung Quốc, Hong Kong. Giá bất động sản tăng cao ở Trung Quốc cũng hạnhiệt.

Điểm tích cực mà cũng có thể là tiêu cực nhất cho các nền kinh tế châu Á là sựphụ thuộc vào Trung Quốc đang ngày càng tăng. Hầu hết các nền kinh tế lớn ởchâu Á tăng xuất khẩu sang Trung Quốc với tốc độ nhanh hơn bất cứ thị trườngnào khác trên thế giới. Trung Quốc hiện giờ là thị trường xuất khẩu lớn nhất củaNhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia.

Xuất khẩu từ Malaysia sang Trung Quốc tăng hơn gấp đôi trong 5 năm qua lên 30 tỷUSD, khiến Trung Quốc vượt Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất củaMalaysia.

Xuất khẩu thiết bị xây dựng hạng nặng Nhật Bản và Hàn Quốc tới Trung Quốc tăngcho tới năm nay, tuy nhiên trong tháng 5 doanh số bán hàng các loại máy đào giảm40% so với cùng kỳ năm trước, theo trang web Trung Quốc hàng đầu về máy móc xâydựng China Construction Machinery Business Online, gây thiệt hại như các côngty như Hyundai Heavy Industries của Hàn Quốc và Komatsu của Nhật.

Ngay cả những ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh như công nghệ cũng dễ bị tổnthương. Chuah Choon Bin, Giám đốc điều hành của Pentamaster Corp, một nhà sảnxuất thiết bị Malaysia cho các công ty chế tạo thiết bị bán dẫn ở Trung Quốc,cho biết không tuyển dụng và không mở rộng hoạt động.

Các nước châu Á phản ứng khác nhau trước bối cảnh kinh tế chậm lại. Trung Quốcgiảm lãi suất và hỗ trợ các ngân hàng tăng cho vay, trong khi  một số nướcnhư Hàn Quốc không hành động do lo ngại lạm phát.

Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, giữ lãi suất ổn định trong cuộc họpdiễn ra tháng này, sau khi 3 lần giảm lãi suất kể từ tháng 10/2011.

Các ngân hàng trung ươngcũng có ít điều kiện kích thích tăng trưởng bằng giảm lãi suất so với trước khủnghoảng. Kể từ năm 2008, hầu hết các ngân hàng trung ương châu Á đã giữ lãi suấtthấp bất chấp thị trường lao động bùng nổ và lạm phát tăng cao.

Dù sao, các ngân hàng trung ương châu Á cũng có thể làm nhiều hơn so vớicác nước phương Tây khi lạm phát dịu lại, và các nước này có thể thúc đẩy tăng trưởngmà không mở rộng đáng kể thâm hụt ngân sách.

Nguồn WSJ/ DVT


Sự kiện