Thứ Tư | 19/09/2012 18:59

Doanh nghiệp Đông Nam Á lạc quan nhất châu Á

Trong khi tâm lý kinh doanh khu vực châu Á giảm mạnh, các doanh nghiệp Đông Nam Á tiếp tục lạc quan do tiêu dùng nội địa tăng.
Cuộc khảo sát mới đây của hãng tin Reuters cho thấy trong khi tâm lý kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp hàng đầu châu Á tiếp tục giảm quý thứ 2, chủ yếu do sự đi xuống của các nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Trung Quốc và Nhật Bản, các doanh nghiệp Đông Nam Á vẫn lạc quan vào triển vọng tăng trưởng của khu vực nhờ chi tiêu nội địa tăng.

Theo khảo sát của Reuters, chỉ số niềm tin kinh doanh châu Á giảm từ 69 điểm trong quý II/2012 còn 62 điểm trong quý III. Cuộc khảo sát được tiến hành trên 200 công ty tại 11 nền kinh tế thuộc châu Á Thái Bình Dương, trong đó có 97 doanh nghiệp gửi phản hồi.

s

Số điểm trên 50 cho thấy tâm lý các doanh nghiệp là tích cực, trong khi dưới 50 thể hiện tâm lý bi quan.

Với thang điểm 100, Indonesia và Philippines là hai quốc gia châu Á có tâm lý kinh doanh tốt nhất, tiếp sau đó là Malaysia và Singapore, Ấn Độ xếp thứ 5 với 80 điểm.

Trong khi đó, Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất khu vực - lại ghi nhận mức điểm thấp nhất kể từ khi cuộc khảo sát được khởi xướng vào năm 2009. Trong quý II, chỉ số tâm lý kinh doanh của doanh nghiệp Trung Quốc chỉ đạt 50 điểm, giảm 5 điểm so với quý trước đó.

Kết quả này cũng phản ánh xu hướng trái ngược ngày càng tăng trong khu vực châu Á, trong đó các nước Đông Nam Á có nền kinh tế hướng tới tiêu dùng nội địa có tốc độ tăng trưởng tốt hơn so với các nền kinh tế xuất khẩu khác, điển hình là Trung Quốc. Tại Trung Quốc, ngành xuất khẩu giúp tạo hơn 200 triệu công ăn việc làm. Tuy nhiên, sự suy giảm của kinh tế toàn cầu khiến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc xuống thấp nhất kể từ năm 1999.

a
Hiện tại, các công cụ xuất khẩu của châu Á đang bị ảnh hưởng nặng nề do nhu cầu tiêu dùng toàn cầu suy giảm nặng nề, trong đó sản xuất ô tô, công nghệ và vận chuyển là những lĩnh vực có chỉ số lạc quan thấp nhất trong khảo sát. Trong khi đó, các lĩnh vực tiếp xúc nhiều hơn với tăng trưởng nội địa có chỉ số lạc quan tốt hơn rất nhiều.

Theo các nhà phân tích kinh tế, các doanh nghiệp Đông Nam Á đang hưởng lợi khá nhiều từ sự gia tăng trong đầu tư nước ngoài và chi tiêu công của chính phủ. Bên cạnh đó, ngân sách của những quốc gia này cũng khỏe mạnh hơn rất nhiều so với châu Âu. Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của tầng lớp trung lưu Đông Nam Á đang góp phần đẩy mạnh tiêu dùng khu vực.

Tổng tín dụng của khu vực Đông Nam Á hiện cũng lên cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997.

Bên cạnh tâm lý kinh doanh, cuộc khảo sát cũng cho thấy tâm lý kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản châu Á cũng được cải thiện đáng kể, trong đó các nhà phát triển Singapore và Philippines là những người lạc quan nhất.

Nguồn CNBC/Khampha


Sự kiện