Đàm phán về biến đổi khí hậu thất bại do phản đối của Trung Quốc
Trung Quốc muốn duy trì sự phân chia hiện tại giữacác nước phát triển và đang phát triển, và cho rằng, phương Tây mới là nơi xảphần lớn lượng khí thải mà các nhà khoa học cho rằng gây ra biến đổi khí hậu.Mỹ và châu Âu lại khăng khăng cho rằng hệ thống phân chia này đã cũ, không phảnánh thực tế kinh tế hiện tại và cần thay đổi. Jonathan Pershing, nhà đàm phánchính của Mỹ cho rằng hệ thống không còn phù hợp khi các nước tính theo thu nhậpbình quân đầu người giàu hơn Mỹ, nhưng theo hệ thống này vẫn được xếp vào cácquốc gia đang phát triển. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng như vậy.Su Wei, nhà đàm phán đứng đầu Trung Quốc cho rằng thỏa thuận mới phải ràngbuộc tất cả các quốc gia sau năm 2020, dựa trên nguyên tắc "trách nhiệmchung nhưng khác biệt", dựa trên thỏa thuận trước đó. Ông cũng nói rằngTrung Quốc vẫn là quốc gia đang phát triển vì chỉ vừa đủ trong danh sách 100 nướcthu nhập bình quân đầu người cao nhất, và hơn 100 triệu người Trung Quốc vẫn sốngdưới mức nghèo khổ.Tuy nhiên các quốc gia phương Tây lại nói rằng nhu cầu năng lượng cũng như lượngkhí thải đang tăng nhanh của Trung Quốc đồng nghĩa nước này không thể nằm ngoàithoả thuận nữa.Đầu những năm 1950, Trung Quốc chỉ chiếm 2% lượng khí thải toàn cầu trong khi Mỹchiếm hơn 40%, nhưng hiện tại Trung Quốc đã chiếm tới hơn 25% tổng khí thải,trong khi Mỹ giảm xuống khoảng 20%, theo nhóm nghiên cứu khí hậu trụ sở ởPotsdam, Đức cho biết.Cuộc đàm phán khí hậu của Liên Hợp Quốc dựa trên giả thiết các quốc gia công nghiệpphải đi đầu trong chống biến đổi khí hậu bằng cách cam kết giảm lượng khí thảicarbon dioxit và các khí gây hiệu ứng nhà kính khác, đồng thời cung cấp tiềngiúp các quốc gia nghèo phát triển bền vững và bảo vệ các quốc gia nhạy cảm khỏicác thảm họa do khí hậu nóng lên như nước biển dâng, hạn hán.
Nguồn AP/ DVT