Cựu quan chức JPMorgan phủ nhận trách nhiệm khiến Lehman Brothers sụp đổ
JPMorgan cũng cho biết bản thân Lehman và ủy ban các chủ nợ không có đảm bảo của ngân hàng này cũng tuyên bố rằng không có chứng cứ nào cho thấy thương nhân Iksil - từng giữ giám đốc Văn phòng đầu tư của JPMorgan - có tham gia trong các hợp đồng thế chấp của Lehman.
Ban lãnh đạo JPMorgan cũng nhấn mạnh việc bắt giữ Iksil sẽ chỉ lãng phí thời gian và tiền bạc, đặc biệt khi cựu bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner và Henry Paulson từng khẳng định nguyên nhân sụp đổ của Lehman Brothers hoàn toàn không liên quan tới các hợp đồng thế chấp tài sản.
Trong khi đó, đại diện cho Lehman Brothers trong vụ kiện, luật sư Andy Rossman, thì cho rằng những giao dịch mờ ám của Iksil đã dẫn đến làn sóng vay nợ thế chấp trị giá hàng trăm triệu USD và JPMorgan đang cố tình ngăn chặn sự thật được tiết lộ.
Bruno Iksil được coi là người đã trực tiếp gây ra tổn thất 2 tỷ USD cho JPMorgan. Theo các nhà phân tích tài chính, Iksil đã thực hiện những vụ doanh thương khổng lồ và quá liều lĩnh cho JPMorgan thay vì tìm cách giảm độ rủi ro đi.
Bruno Michel Iksil sinh ra tại Pháp, khi chuyển đến London ông làm việc cho bộ phận đầu tư, và trở thành trung tâm của mọi chỉ trích khi gây ra thua lỗ nặng nề cho JPMorgan.
Do tầm cỡ của những vị trí quan trọng mà ông đảm nhiệm nên Iksil từng được mệnh danh là "Cá voi London" hay "Cá voi trắng".
Thương nhân Iksil cũng bị cáo buộc dính líu tới các hoạt động giao dịch làm JPMorgan thiệt hại tới 6,2 tỷ USD khi còn giữ chức vụ giám đốc đầu tư.
Trong quá khứ, Lehman Brothers đã thuê JPMorgan làm ngân hàng thanh toán chính có nhiệm vụ xử lý các hợp đồng do bên thứ 3 ký cho đến thời điểm 15/9/2008, khi Lehman sụp đổ.
Ngay sau đó, Lehman đã lên tiếng cáo buộc JPMorgan đã cố tình trích xuất 8,6 tỷ USD tài sản thế chấp trong 4 ngày giao dịch cuối cùng, khiến Lehman buộc phải nộp đơn xin phá sản theo Chương 11. Trong đó, Iksil cũng bị nghi dính líu tới các hoạt động trích xuất tài sản của JPMorgan.
Nguồn Reuters/Khampha