Cuộc chiến của những cỗ máy in tiền
Trong thời đại khủng hoảng trên thị trường có rất nhiều tiền nhưng chẳng biết tiêu vào đâu, bởi mất giá. Đồng thời, nảy sinh nhu cầu trong những khoản vay quốc gia dài hạn dành để phát triển những hướng mới của khoa học và công nghệ. Nhà nước buộc phải xoa dịu cơn "đói" này bằng cách cho chạy máy in. Sứ mệnh của tiền tệ trong nền kinh tế hiện đại là tạo đà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế Nhà nước tạo ra khoản vay mà các nhà đầu cơ tài chính thành thạo lợi dụng, biến thành "bong bóng" và gây lạm phát. Nhưng vẫn có con đường khác để giải quyết vấn đề, ông Sergei Glazyev nói.
"Giành chiến thắng sẽ là những người đi tiên phong, biết tạo lập cho mình nguồn không hạn chế những khoản tiền "dài hơi" và nhờ đó sẽ có lợi thế trong dự trữ. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này phải có khả năng sử dụng: tiền cần được hướng đến phát triển công nghệ mới. Tại các nước hàng đầu của thế giới phần cơ bản của chi phí chống khủng hoảng đã được gửi vào đó, để nâng cao hiệu suất năng lượng, cấp xung lực cho công nghệ mới và cơ sở hạ tầng".
Trong tình huống thừa thãi các nhà tài chính như vậy, chẳng có gì ngăn cản một số cấu trúc định hướng vào thâu tóm thế lực, gây sức ép với các đối thủ địa chính trị, lèo lái những dòng tiền tệ này theo mục đích của mình. Tiền quá nhiều đến mức chỉ một thủ thuật tác động vào phần nhỏ dòng chảy tài chính cũng cho phép thu nhận lợi ích to lớn ở bất kỳ quốc gia nào của thế giới.
Điều quan trọng với Nga trong bối cảnh này là cần nhớ rằng ngoại tệ giá rẻ chính là một cái bẫy mà Nga đã từng sa vào hồi năm 1998, sau đó là vào năm 2007, ông Glazyev nhắc nhở.
"Khi đó, hầu như tất cả các tập đoàn của chúng ta lâm vào cảnh phá sản chỉ hai ngày sau khi thị trường tài chính sụp đổ. Vì thế chúng ta cần thay thế các nguồn vay nước ngoài bằng tín dụng nội bộ của chúng ta. Hệ thống này đã hoạt động ở Liên Xô và ở châu Âu hậu chiến. Cơ chế chung rất giản đơn: Nhà nước cấp lượng tiền cần thiết đủ để hiện đại hóa và phát triển dài hạn".
Nguồn VOR