Các ngân hàng trung ương chấp nhận rủi ro bong bóng tài sản trong cuộc chiến chống giảm phát
Một lần nữa, quá trình giảm lạm phátđang lan ra trên toàn cầu, Robert Sinche, phụ trách chiến lược toàncầu của một quỹ đầu tư tại Mỹ nhận xét trên Bloomberg.
Chủ tịch Fed BenBernanke và các ngân hàng trung ương đối tác đang cố gắng ngăn chặn nguy cơgiảm phát bằng cách bơm tiền vào nền kinh tế với lãi suất thấp và các gói nới lỏng tiền tệ. Họ đặt cược rằng giá cổ phiếu và giá nhà được tiếp sức sẽ thúc đẩyniềm tin người tiêu dùng và niềm tin doanh nghiệp tăng trưởng nhanh hơn và caohơn lạm phát. Hiện tại họ phải duy trì hoặc tăng cường sự cứu trợ, chấp nhận rủiro rằng những nỗ lực đó lợi bất cập hại do thúc đẩy giá cổ phiếu và bất động sảnlên đến mức không bền vừng.
“Bạn có một bứctường thanh khoản, dẫn đến lạm phát tài sản và thậm chí là bong bóng”,Roubini nhận xét.
Tỷ lệ thất nghiệp cao
Tỷ lệ lạm phát toàn cầu năm nay rơi vào khoảng 2,8%, theo Bruce Kasman, kinh tế trưởng của JP Morgan Chase. Đây là con số thấp thứ 2 kể từ thế chiến II, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp cao tại các nước phát triển và giảm xuống tại các thị trường mới nổi.
Ngay cả sau khi các nhà hoạch định chính sách đã cắt giảm lãi suất và mua trái phiếu, hai phần ba số các ngân hàng trung ương có đặt lạm phát mục tiêu, theo quan sát của Morgan Stanley, nhận thấy lạm phát vẫn thấp hơn mục tiêu đặt ra hoặc đang chờ đợi giá tăng chạm đến ngưỡng dưới của khoảng lạm phát mục tiêu.
Căng thẳng về giảm phát đang hình thành vào những tháng cuối năm. Nếu thị trường không tăng trưởng, thì có nghĩa mọi người đang giành giật nhau một cái bánh đang nhỏ dần.
Tuần trước Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã gây bất ngờ cho các nhà đầu tư khi giảm lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục 0,25% để chống lại "giai đoạn lạm phát thấp kéo dài" - như cách nói của Chủ tịch Mario Draghi. Một loạt các thị trường mới nổi, bao gồm Israel, Chile, Hungary, Sri Lanka, Peru và Mexico từ tháng 9 cũng đã bắt đầu nới lỏng chính sách.
Gần bằng 0
Các quan chức Fed đã nhiều lần nhấn mạnh ý định duy trì mục tiêu lãi suất ngắn hạn gần bằng 0 cho đến khi kinh tế Mỹ và tỉ lệ lạm phát đạt mục tiêu, ngay cả khi đã xem xét việc giảm 85 tỷ USD tiền mua trái phiếu hàng tháng.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ duy trì việc mua vào tài sản cho đến khi đạt đến mục tiêu lạm phát 2%. Nhật Bản đã vật lộn với tình trạng giảm phát hàng chục năm qua, với mối đe dọa ngân hàng trung ương sẽ rơi vào bẫy thanh khoản (liquidity trap) khi người tiêu dùng và các công ty muốn tiết kiệm hơn là để tiền chảy vào nền kinh tế.
Ngân hàng trung ương đang là cái phao của thị trường chứng khoán thế giới, khi nhà đầu tư có thể đạt lợi nhuận cao hơn nhờ vào trái phiếu chính phủ. Chỉ số Nikkei 225 tăng 40% năm nay. MSCI World Index, chỉ số bao gồm cả các thị trường mới nổi và các nước phát triển, đã tăng 19%.
Viễn cảnh tích cực
Các nhà đầu tư đang có cái nhìn tích cực. Trevor Greetham, giám đốc một quỹ đầu tư tại London tỏ ý ngạc nhiên khi ECB trong khi các nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan với "thị trường cổ phiếu toàn cầu". Ông cho rằng đành rằng lạm phát tăng vọt có thể sẽ làm thay đổi mọi thứ, nhưng hiện giờ chưa có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ xảy ra.
Trong khi đó nhờ Fed bơm tiền, chỉ số công nghiệp Dow Jonnes dự báo sẽ tăng mạnh đến 18.000 điểm trong vòng 1, 2 năm tới. Chỉ số này đã đạt đến kỷ lục 15.783 hôm 11/11 vừa rồi. Trong khi đó giá nhà tại Anh và Mỹ cũng tăng lên.
Những yếu kém tiếp diễn
Kích thích kinh tế ít có tác dụng với tăng trưởng kinh tế, với điểm yếu tiếp diễn là việc tăng áp lực cho lạm phát. Tháng trước quỹ tiền tệ quốc tế cắt giảm triển vọng tăng trưởng toàn cầu xuống 2,9% năm nay và 3,6% năm 2014, cùng giảm 0,2% so với dự báo đưa ra hồi tháng Bảy.
Việc nới lỏng tiền tệ vẫn thiếu hiệu quả do "đường ống" giữa khu vực tài chính với phần còn lại của nền kinh tế bị "tắc nghẽn". Các ngân hàng cho vay khó khăn và các công ty chi tiêu thận trọng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất trong lịch sử xảy ra.
Giá cả hàng hóa giảm do nhu cầu từ Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển giảm xuống. IMF dự báo giá dầu sẽ giảm 7,7% trong năm tới trong khi hàng hóa phi nhiên liệu giảm 2,9% (tính theo USD). Các chính phủ sẽ tiếp tục cắt giảm ngân sách, với thâm hụt mục tiêu của các nước phát triển là 4,5% GDP năm nay và 3,6% năm tới.
Khu vực có nguy cơ cao nhất là 17quốc gia sử dụng đồng euro, nơi mà các ngân hàng đang cố gắng giảm nợ và lươngđang giảm xuống tại các nước, bao gồm Tây Ban Nha. ECB đang có những chuyểnbiến quyết liệt hơn sau khi lạm phát rơi xuống mức thấp nhất 4 năm, xuống 0,7%vào tháng 10. Tỷ lệ thất nghiệp lên mức kỷ lục 12,2%, và Ủy ban châu Âu tuầntrước cho biết dự kiến tăng trưởng chỉ đạt 1,1% trong năm 2014.
ECB vẫn cầnphải làm nhiều hơn nữa để tránh nguy cơ trở thành một Nhật Bản của đồng euro.
Để tránh được số phận này có thể làrất khó khăn. Trong khi Draghi đề xuất thu phí các ngân hàng để giữ tiền mặttại ECB, thì các cộng sự của ông cảnh báo mức lãi suất huy động âm có thểlàm tổn thương lợi nhuận ngân hàng, khiến các ngân hàng ngần ngại cho vay.
Những phương án bị đặt qua bên
Việc nới lỏng định lượng theo phongcách Fed đã bị gạt qua một bên, do ECB bị hạn chế bởi các chính sách của Liênminh Châu Âu trong việc cấp tài chính cho các khoản nợ của nhà nước. Tuy vậycác nhà làm chính sách vẫn còn dư địa để cắt giảm tiêu chuẩn và cũng chưa hềtuyên bố liệu họ có phản đối việc cho các ngân hàng vay thêm tiền trong dàihạn.
Trường hợp Nhật Bản cho thấy"bởi vì lạm phát chuyển động rất chậm, một khi bạn rơi vào bẫy thanhkhoản, bạn phải chuyển động thật mạnh mẽ để có thể thoát ra ngoài và đẩy đượclạm phát lên." - Kenneth Rogoff, cựu kinh tế trưởng IMF nhận xét.
Fed nhận ra rằng việc mở rộng bảngcân đối kế toán – giờ đã lên đén mức kỷ lục 3,85 nghìn tỷ USD – không phải là liềuthuốc chữa bách bệnh. Kể từ khi suy thoái kinh tế Mỹ kết thúc vào tháng 6/2009,tốc độ tăng trưởng đã giảm thấp hơn dự báo. Tăng trưởng có khuynh hướng tậptrung quanh mức 2-2,3%, so với mức dự báo 3,5 đến 4,3% đưa ra hồi tháng 4/2011.
Lạm phát cũng thấp hơn dự kiến. Chỉsố giá tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát của Fed đã tăng 0,9% so với nămtrước. Lãi suất sẽ duy trì ở mức thấp trong năm 2014, vào khoảng 1,25%, theoSinai.
Ben Bernanke hồi tháng 6 nói ông coiviệc suy giảm này như dấu hiệu của những yếu tố tạm thời. Nhưng diễn biến nhữngtháng tiếp theo đã làm đảo lộn chiến lược của Fed và thách thức quan điểm cho rằng, giácả chung sẽ tăng vào nửa cuối năm nhờ sự thúc đẩy của các nhu cầu cơ bản.
Fed can thiệp mạnh
Nhiều chuyên gia trông đợi Fed duytrì việc can thiệp mạnh trong nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế trong năm 2014, cho dùnó có thể thay đổi những công cụ khác. Các chuyên gia dự báo Fed sẽ từ từ giảm tốc độ muatài sản trong khi vẫn giữ chặt lãi suất ở mức thấp trong thời giandài.
Janet Yellen, hiện là Phó Chủ tịch Fed, sẽ phải đối mặt với bảng cân đối "khổng lồ" khi bà chính thức lên thaythế Chủ tịch Bernanke vào tháng 1 năm sau. Bà sẽ xuất hiện trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện vào ngàymai trong bước đầu tiên của quá trình phê duyệt . Các nhà lập pháp có thể sẽđặt câu hỏi với bà về trình trạng đối nghịch "tiến thoái lưỡng nan"của Fed : ngăn ngừa tình trạng lạm phát giảm và suy thoái của nền kinh tế trongkhi tránh việc tạo ra các bong bóng tài sản, John Makin, học giả tại ViệnDoanh nghiệp Mỹ ở Washington cho biết.
Chiến đấu với giảm phát
Ở Nhật Bản, BOJ đã có một số thànhcông trong chiến đấu với giảm phát khi cam kết tăng gấp đôi lượng tiền cơ sởthông qua việc mua trái phiếu chính phủ và các tài sản khác .
Giá tiêu dùng không bao gồm thựcphẩm tươi sống tháng 9 tăng 0,7% so với một năm trước đó, giảm từ mức 0,8% củatháng Tám, mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 11/2008. Đồng yên đã giảm khoảng 20%so với USD trong năm qua, làm giá hàng hóa nhập khẩu tăng.
"Lạm phát cơ bản giờ không cònở mức âm" và "đây là một chiến thắng quan trọng trongbối cảnh Nhật Bản".
Kỳ vọng lạm phát của thị trường tàichính cũng tăng lên, rơi vào khoảng 1-1,5%, mặc dù vẫn thấp hơn lạm phát mụctiêu của BOJ.
Mục tiêu bất khả thi
"Xu hướng giảm phát của NhậtBản đang thay đổi, nhưng vẫn không thể đạt được mục tiêu 2% trong hai năm," Nobuyasu Atago , kinh tế gia trưởng của Trung tâm nghiên cứu kinh tếNhật Bản tại Tokyo, cựu quan chức BOJ chịu trách nhiệm về dữ liệu giá cho biết.
Ngân hàng trung ương đã ra tín hiệucó thể duy trì sức nóng cho đến khi nó có thể đánh giá những tác động của việcgia tăng doanh thu thuế cho tới tháng Tư. Sau đó, các nhà hoạch định chính sáchcó thể sẽ mở rộng kích thích kinh tế trong quý II.
Thị trường mới nổi, vốn đã ở trong nguycơ quá nóng, hầu hết hoan nghênh sự sụt giảm lạm phát toàn cầu, Kasman, JPMorgan,cho biết. Điều đó cho phép các ngân hàng trung ương của họ hành động để thúcđẩy nền kinh tế.
Brazil , Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn cóthể sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. Indonesia bất ngờ tăng lãi suất25 điểm cơ bản hôm qua, lên 7,5% để kiềm chế lạm phát và củng cố đồngrupiah.
Can thiệp ngoại hối
Các quốc gia đang phát triển khác cóthể hành động để kiềm chế đồng tiền của mình do đang tăng quá nhiều. Cộng hòaSéc tuần trước đã can thiệp vào thị trường ngoại hối để giảm giá đồng korunavà Peru cắt giảm lãi suất do xuất khẩu giảm.
Trong khi các động thái tích cực củacác ngân hàng trung ương không giúp gì nhiều cho tăng trưởng toàn cầu , họ đãtăng giá trị tài sản trên toàn thế giới , đẩy giá nhà từ Canada đến Úc, từ ThụyĐiển đến Trung Quốc lên đến mức có thể không bền vững. Một số quan chức Fed đãchỉ ra giá thành nhà, đất nông nghiệp và trái phiếu là điều cần quan tâm.
“Chúng tôi đã nhìn thấy thị trườnggiống như bong bóng thực một lần nữa, " Laurence D. Fink, Giám đốc điềuhành của BlackRock Inc , công ty quản lý tiền tệ lớn nhất thế giới với 4,1nghìn tỷ USD tài sản, cho biết.
Nguồn Bloomberg