Bức tranh sinh động về giới doanh nhân Myanmar
Những ông trùm thân hữu
Trong số các doanh nhân Myanmar, một số đang đẩy mạnh công tác từ thiện, thắt chặt mối quan hệ với Aung San Suu Kyi, người được trao giải Nobel Hòa Bình Myanmar, và hội ý hàng ngày với các Giám đốc điều hành của các công ty đa quốc gia quan tâm đến một trong những nền kinh tế biên giới cuối cùng của thế giới.
Nhiều người đang trang bị lại cho các đế chế kinh doanh ngổn ngang vốn dựa vào sự thiên vị của nhà nước, dự đoán sự kết thúc các lệnh trừng phạt và sự cạnh tranh mới từ các thương hiệu nước ngoài.
Một số đang chia nhỏ các tài sản không sinh lợi được thừa hưởng từ một hệ thống duy trì các hợp đồng béo bở - thường trong lĩnh vực khai thác ngọc, gỗ và du lịch - cho các doanh nhân được ưu tiên hoặc cố gắng một cách vụng về để bỏ bớt những đặc quyền của mình tại quốc gia nghèo thứ hai châu Á sau Afghanistan.
Một cách âm thầm, họ đang đưa con cái mình vào cuộc chơi, sản sinh ra một tầng lớp quý tộc thế hệ thứ hai được củng cố qua kinh doanh và kết hôn, ngay khi Washington và Brussels tranh luận về việc làm thế nào để gỡ bỏ những lệnh trừng phạt mà không làm giàu cho các đồng minh kinh doanh của Than Shwe.
Điều này đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho phương Tây.
Mỹ và Châu Âu phải đi theo các nhà lãnh đạo công nghiệp và chính trị của Myanmar để các cuộc cải cách được diễn ra và để đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc tại đất nước nằm ở vị trí quan trọng của châu Á. Nhưng sự tán thành đó và việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt thương mại sắp tới có thể phản tác dụng nếu chế độ có sự phản kháng hoặc tầng lớp quý tộc vẫn nắm giữ chặt các nguồn tài nguyên của quốc gia.
Myanmar bắt đầu mở cửa cuối năm ngoái khi Đại tướng Than Shwe trao quyền cho chính phủ dân sự danh nghĩa và được thúc đẩy vào tháng này khi nhà lãnh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi thắng cử vào quốc hội. Điều này khiến Washington tuần trước cho biết đã sẵn sàng giảm bớt các lệnh trừng phạt, gồm cả lệnh cấm đầu tư Mỹ vào Myanmar, cũng được biết đến với cái tên Miến Điện.
Tuy nhiên, khi thông báo những biện pháp này, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết các lệnh trừng phạt và cấm vận sẽ vẫn áp dụng "với các cá nhân và các tổ chức vẫn còn ở phía trái" của cải cách.
Các nhà tư bản thân hữu của Myanmar - một nhóm gần 20 gia đình đã trở lên giàu có với sự giúp đỡ của nhà độc tài cai trị Myanmar từ năm 1992 cho đến khi chế độ kết thúc.
Các doanh nhân của chế độ quân sự cũ hiện là những người nhất thiết phải gặp của các giám đốc phương Tây muốn đầu tư vào nước thuộc địa cũ của Anh, nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang phát triển bùng nổ với các cảng chiến lược và trữ lượng tài nguyên dầu và khí đốt lớn chưa được khai thác.
Hào nhoáng
Tay Za được coi là ông trùm hào nhoáng nhất tại một trong những thành phố nghèo nhất châu Á, với chiếc Lamborghini màu vàng nhạt đậu bên ngoài dinh thự tân cổ điển của mình.
Tay Za cũng là một trong những cộng sự nhiều điều tiếng nhất của chính quyền cũ của Myanmar. Bộ Tài chính Mỹ gọi ông là một "tay sai két tiếng và kẻ buôn vũ khí", áp đặt các lệnh trừng phạt làm đóng băng tài sản và ngăn chặn việc đi lại bằng máy bay phản lực của gia đình ông từ các thành phố trên toàn cầu.
Hiện nay khi đất nước bắt đầu mở cửa sau nhiều thập kỷ dưới sự cai trị quân sự, Tay Za dẫn đầu làn sóng các nhà tư bản đang xác định lại vị trí của họ như những gương mặt tươi mới của Myanmar. Theo con trai ông, vị tỷ phú 44 tuổi đã trở thành một người từ thiện có phần ẩn dật.
Tay Za có lẽ là ông trùm nổi tiếng nhất Myanmar. Ông cho con cái họ các vị trí trong doanh nghiệp để đổi lấy những hợp đồng đáng thèm muốn và giấy phép nhập khẩu trong các lĩnh vực đầy lợi nhuận như kinh doanh, thương mại, hậu cần, bất động sản, nông-công nghiệp, du lịch, dầu và bán lẻ.
Ông thậm chí cho rằng rằng các biện pháp trừng pháp khiến ông giàu có hơn và các tướng mạnh mẽ hơn. Nhưng con trai cả của ông cho Reuters biết gia đình ông bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt.
Mỹ từng liệt Tay Za và gia đình ông vào danh sách đen chịu các lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn khi viện dẫn mối quan hệ của ông với tầng lớp chóp bu nội bộ của chính quyền quân sự.
Tay Za được ví là ông trùm hào nhoáng nhất tại một trong những thành phố nghèo nhất châu Á.
Thời gian đó, một thư điện tử tự nhận là của Htet, con trai khác của Tay Za, lưu hành trên Internet. Bức thư chế giễu các biện pháp trừng phạt, chế nhạo tình trạng bất ổn và khiến cho công chúng tức giận chống lại gia đình này.
Bức thư viết, "Mỹ cấm vận chúng tôi. Chúng tôi vẫn ổn tại Singapore. Chúng tôi ngồi trên toàn bộ GDP của Miến Điện. Chúng tôi có gỗ, đá quý và khí đốt để bán cho những nước khác như Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga". Pye Phyo Tayza cho biết bức thư đó là giả mạo và cho biết gia đình đã lần theo địa chỉ ISP của bức thư tới Mỹ. Người em trai khi đó 14 tuổi và đang học tại Singapore.
Pye Phyo Tayza khẳng định không viết. Các nhà ngoại giao Mỹ đồng ý bức thư đó là giả nhưng bày tỏ ít sự cảm thông cho Htet.
Pye Phyo Tayza cho biết anh ta đã bị trầm cảm vào năm 2003 khi các biện pháp trừng phạt làm hỏng các cơ hội tham dự các trường học dành cho quý tộc tại Luân Đôn và Sydney. Anh đã kháng cáo lên tòa án tối cao liên minh châu Âu, lập luận rằng anh không nên bị trừng phạt vì cha mình. Tòa án Tư pháp của EU, sau bốn năm kiện tụng tốn kém, đã đồng ý vào ngày 13 tháng 3. Lệnh đóng băng quỹ của Pye Phyo Tayza năm 2008 đã bị bãi bỏ. Anh hy vọng rằng điều này sẽ mở đường cho việc dỡ bỏ lệnh cấm du lịch với anh.
Hiện tại, với vai trò chủ tịch câu lạc bộ bóng đá Yangon của cha mình, một trong 14 đội tham gia giải vô địch quốc gia mới được tổ chức ba năm, anh thừa nhận chịu áp lực phải tham gia vào công việc kinh doanh của gia đình.
Pye Phyo Tayza cho biết cha anh có các vấn đề về sức khỏe, gồm hư thận và những ảnh hưởng kéo dài sau vụ tai nạn máy bay năm ngoái tại phía bắc Myanmar. Tay Za và 5 người khác đã trải qua ba ngày dưới đá và tuyết ở độ cao hơn 3.600m trước khi được giải cứu.
Con trai ông nói: "Đó là những ngày tồi tệ nhất đời tôi. Và những ngày đó cũng đã thay đổi bố tôi."
"Ông đang làm rất nhiều việc từ thiện, đầu tư rất nhiều vào khu vực nơi ông bị tai nạn" anh nói: "Ông không làm điều gì khác. Ông trao quyền cho các giám đốc quản lý và ông ở nhà, đọc sách, tập trung thời gian của mình vào việc này."
Thức thời
Các nhà thân hữu khác cũng dường như quấn lấy chế độ quân phiệt đã làm giàu cho họ.
KBZ Group, kiểm soát hai hãng hàng không và quyền khai thác đá quý và ngọc bích đầy lợi nhuận.Ngân hàng KBZ đã trở thành ngân hàng tư nhân lớn nhất Myanmar mặc dù lĩnh vực này vẫn còn chịu những cáo buộc rửa tiền và có quan hệ với những kẻ buôn bán ma túy. Myanmar là nhà sản xuất thuốc phiện lớn thứ hai thế giới sau Afghanistan và là nhà cung cấp chất methampetamine hàng đầu.
Lực lượng đặc nhiệm tài chính của các quan chức Mỹ và Nhật Bản kết luận sau chuyến viếng thăm Myanmar năm 2006 rằng ngân hàng KBZ là "yếu kém trong việc thúc đẩy hoạt động tuân thủ AML (chống rửa tiền)", một kênh ngoại giao Mỹ cho biết. Ngân hàng KBZ phủ nhận những cáo buộc này. Trong một tuyên bố, ngân hàng cho biết có "tham gia một cách nhiệt tình vào các hoạt động chống rửa tiền."
Lực lượng đặc nhiệm cũng lưu ý rằng các giao dịch nhanh bằng vàng, đá quý và ngọc bích "mang lại những cơ hội khổng lồ cho việc lạm dụng."
Theo tài liệu của công ty mà Reuters được xem, đá quý và ngọc bích vẫn là nguồn thu tiền chính của tập đoàn KBZ. Cứ vài tháng, Myanmar có chợ buôn bán đá quý tại đó KBZ tăng doanh số từ 40 đến 50 triệu USD. Con số này không bao gồm các giao dịch một lần.
Trong năm 2011, một người mua Trung Quốc đã xem vào mua mỏ đá ngọc bích hoàng đế trị giá 44 triệu USD.
Chủ tịch của KBZ là Aung Ko Win, một cựu giảng viên có mối quan hệ với đại tướng Maung Aye, 74 tuổi, cựu tướng quân đứng thứ hai trong chế độ cũ, người đã đưa ông đến với sự giàu có.
Họ cũng giúp ông có một vị trí trong danh sách trừng phạt của EU cùng với vợ ông Nan Than Htwe và Nang Lang Kham, một trong ba con gái của ông đang được chuẩn bị để tiếp quản công việc kinh doanh. Gia đình này "rất nhút nhát, sùng đạo và rất tốt bụng" Nyo Myint, tư vấn viên của KBZ Group nói. Aung Ko Win lèo lái các phương tiện truyền thong. Aung Ko Win cũng có liên kết chặt chẽ với chính quyền cũ. Các bức ảnh của ông kiểm tra các mỏ ngọc với nhà độc tài đã nghỉ hưu Than Shwe trang trí cho các bức tường của ngân hàng.
Aung Ko Win có được sự giàu có với các mỏ đá ruby và sapphire vào đầu những năm 1990 tại bang Shan nơi đại tướng Maung Aye là chỉ huy. Con gái ông tự hào nói, "Bố tôi là một doanh nhân."
Aung Ko Win là ông chủ ngân hàng lao đao vì những thay đổi chính trị.
Nhưng trong cuộc họp năm 2008 với các nhà ngoại giao Mỹ, Aung Ko Win thừa nhận Maung Aye đã trao cho ông quyền khai khác đá quý và ngọc bích và rằng ông vẫn rất thân thiết với vị tướng này.
Sự thân thiết đó có vẻ đã giúp ngân hàng KBZ của ông chống lại đối thủ là Ngân hàng Hợp tác xã trong một vụ tranh chấp quyền sở hữu hãng hàng không quốc tế Myanmar International Airways.
Cuối cùng KBZ giành được 80% cổ phần của hãng hàng không này. Ngân hàng hợp tác xã bị tổn hại bởi những người gửi tiền lo sợ ngân hàng có thể không tồn tại được trong một cuộc xung đột với ngân hàng thân hữu đầy quyền lực.
Nhưng sự ảnh hưởng đó là con dao hai lưỡi. Năm sau, khi có tin đồn về sự lật đổ Maung Aye, ngân hàng KBZ đã phải chịu đựng một đợt rút tiền hàng loạt bởi "những người gửi tiền lo rằng ngôi sao bảo hộ của Aung Ko Win cũng đang suy yếu" nhà kinh tế học Sean Turnell, một chuyên gia ngân hàng Myanmar tại trường đại học Macquarie tại Sydney viết.
Những hạn chế đầu tư của Mỹ có vẻ như không sớm được dỡ bỏ với đá quý, gỗ và các ngành công nghiệp liên quan tới tài nguyên khác thậm chí ngay cả khi Washington sẽ giảm bớt các lệnh trừng phạt, một quan chức Mỹ cho biết tại Washington, bởi vì chúng là "những lĩnh vực có xu hướng thoái trào" tại khu vực dân tộc thiểu số bị cho là bị lạm dụng nhân quyền.
Một phần của đế chế Aung Ko Win đang gặp khó khăn. Vào năm 2010, ông khai trương một hãng hàng không nội địa có tên Air KBZ. Một trong ba chiếc máy bay của hãng đã rơi tại sân bay Thandwe vào tháng Hai. Không có trường hợp thương vong nào được báo cáo trong số 51 hành khách, bao gồm những người nước ngoài đến Ngapali, bãi biển nổi tiếng nhất của Myanmar.
Chủ tịch hãng hàng không của KBZ là con gái của ông trùm Nang Lang Kham. Cô nói, "Tôi vẫn có rất nhiều điều phải học hỏi từ cha mình. Chúng tôi đang cố gắng hiện đại hóa doanh nghiệp ngân hàng và cũng như tái cơ cấu tổ chức."
Nguồn http://vef.vn