Anh và EU bất đồng về các quy định về di cư tự do
Cả bốn nước trên đều lo ngại rằng khi hai nước Balkans này giành được quyền di cư tự do đầy đủ vào năm 2014 sẽ xảy ra tình trạng bùng nổ "du lịch phúc lợi", theo đó công dân từ các nước châu Âu nghèo sẽ di cư sang các nước giàu có hơn để hưởng các khoản phúc lợi xã hội.
Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May mong muốn EU thay đổi quy định về quyền cư trú ban hành năm 2004 nhằm cho phép chính phủ nước này "có cách tiếp cận mạnh mẽ hơn đối với những người có ý định đến Anh chỉ để lợi dụng hệ thống phúc lợi."
Theo bà Theresa May, việc lợi dụng quyền di cư tự do không chỉ là vấn đề của Anh mà còn đòi hỏi nỗ lực chung của tất các các nước châu Âu khác.
Tuy nhiên, EC đã bác bỏ yêu cầu sửa đổi quy định, cáo buộc Chính phủ Anh can thiệp vào vấn đề "du lịch phúc lợi" mà không đưa ra bất cứ bằng chứng nào chứng minh được rằng công dân của các nước EU khác đang lợi dụng các quy định di cư tự do để trục lợi.
Theo Bộ trưởng Việc làm và Tiền lương Iain Duncan Smith, Chính phủ Anh đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng trong nỗ lực ngăn chặn làn sóng công dân từ các nước EU đổ sang "xứ sở sương mù" để hưởng phúc lợi xã hội.
Giữa Anh và EC đang xảy ra "cuộc chiến pháp lý" về kế hoạch thắt chặt việc sát hạch về cư trú nhằm quyết định liệu các công dân EU có được quyền hưởng các khoản phúc lợi ở Anh hay không.
Trong khi đó, tại cuộc gặp với người đồng cấp Anh trước khi tham dự cuộc họp các bộ trưởng Nội vụ EU vừa qua, Bộ trưởng Nội vụ Đức Hans-Peter Friedrich đã cam kết ủng hộ Anh trong cuộc chiến pháp lý với EC.
Cam kết này là rất quan trọng vì sẽ gia tăng sức ép lên EC. Tại hội nghị, các nước Đức, Phần Lan và Hà Lan đã phản đối đơn của Bulgaria và Romania xin gia nhập khu vực Schengen, hiệp ước cho phép các công dân EU đi lại giữa các nước tham gia hiệp ước này mà không phải xin visa.
Nguồn Vietnam+