8 thành phố có ảnh hưởng lớn nhất thế giới
Đánh giá của Forbes dựa trên 8 yếu tố gồm mức độ đầu tư trực tiếp nước ngoài, số trụ sở doanh nghiệp, những loại hình kinh doanh chủ yếu, mức độ thuận tiện di chuyển bằng đường hàng không đến các thành phố khác trên thế giới, sức mạnh của các dịch vụ tài chính, sức mạnh công nghệ và truyền thông, đa dạng về chủng tộc.
1. London
London đứng đầu danh sách nhờ lợi thế là trung tâm vận chuyển toàn cầu với số lượng lớn trụ sở doanh nghiệp cũng như hệ thống chính trị, tư pháp và môi trường quản lý có thể coi là hình mẫu của thế giới.
Múi giờ của London cũng khá thuận tiện cho các doanh nhân, ngoài ra, hệ thống hàng không kết nối toàn cầu của London cũng được coi là tốt thứ 2 thế giới, chỉ sau Dubai.
London cũng là nơi có nhiều doanh nghiệp Internet nhất châu Âu, và hiện có 68 công ty trong số 2.000 công ty hàng đầu thế giới.
2. New York
Ở vị trí thứ 2, New York là thành phố lý tưởng cho các ngân hàng và các quỹ đầu tư hàng đầu thế giới. Giao dịch trên thị trường chứng khoán của thành phố này cao gấp 10 lần so với London và 4 lần so với Tokyo.
New York cũng đi đầu về ngành truyền thông, quảng cáo, âm nhạc cũng như thời trang. Du khách tiêu tiền ở New York nhiều hơn bất kỳ thành phố trên thế giới nhờ các điểm mua sắm mang tính biểu tượng của thành phố này.
3. Paris
Paris đứng ở vị trí thứ 3 do hưởng lợi từ thực tế rằng Pháp vẫn là thị trường quan trọng đối với các công ty nội địa.
4. Singapore
Singapore cũng là thành phố ảnh hưởng lớn nhất châu Á. Với dân số chỉ 5 triệu người nhưng Singapore có cơ sở hạ tầng mà cả thế giới phải ghen tỵ.
Singapore được coi là thành phố tốt nhất cho kinh doanh, có đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất. Singapore cũng là địa điểm thu hút các doanh nghiệp châu Âu đặt trụ sở.
5. Tokyo
Là thành phố lớn nhất thế giới tính theo GDP nhưng Tokyo đã tụt lại sau Singapore. Cũng giống như Paris, Tokyo được bình chọn chủ yếu nhờ vai trò của nó đối với thị trường trong nước.
Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của Tokyo đang giảm dần do vấn đề già hóa dân số và tỷ lệ sinh giảm và sự cạnh tranh gay gắt trong khu vực.
6. Hong Kong
Hong Kong là trung tâm tài chính lớn nhất châu Á và lớn thứ 3 thế giới, hầu hết các công ty bảo hiểm, quỹ quản lý tài sản và ngân hàng đều có trụ sở tại đây.
7. Dubai
Dubai trở thành trung tâm của thế giới nhờ hệ thống sân bay giúp thành phố trở này có mức độ kết nối thế giới tốt nhất. Ngoài ra, Dubai còn được đánh giá cao bởi môi trường kinh doanh thân thiện – một lựa chọn tốt cho các công ty muốn hiện diện tại Trung Đông. Dubai cũng là thành phố đa dạng về chủng tộc nhất.
8. Bắc Kinh
Nguồn Theo DVO/Telegraph