Thứ Tư | 09/01/2013 19:21

4 kịch bản về cuộc chiến trần nợ 2013 của Mỹ

Đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ bước vào năm mới với những bất đồng về trần nợ công, xung quanh vấn đề cân bằng giữa tăng thuế và giảm chi tiêu.
Chính quyền Mỹ đã đạt được thỏa thuận về ngân sách nhằm tránh "bờ vực tài khóa" (tăng thuế, giảm chi tiêu 600 tỷ USD). Tuy nhiên, thỏa thuận này được cho là chưa đủ để giải quyết vấn đề tài khóa của Mỹ, trong khi đó, Mỹ tiếp tục đối mặt với nguy cơ vỡ nợ sau khi nợ công chạm trần hôm 31/12 vừa qua buộc bộ tài chính nước này phải thực hiện các bước điều chỉnh ngân sách.

Trần nợ Mỹ là hạn mức mà chính phủ liên bang được phép vay theo luật định. Trước năm 1917, quốc hội Mỹ phải phải phê duyệt mọi khoản vay. Tuy nhiên, để hoạt động linh hoạt hơn khi bước vào Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nhà lập pháp Mỹ đã đồng ý thông qua mọi khoản vay của chính phủ liên bang với điều kiện là tổng số nợ này không vượt quá một giới hạn đã định sẵn.

Trước đây, nâng trần nợ chỉ là vấn đề hình thức. Trần nợ Mỹ đã được nâng gần 100 lần kể từ khi ra đời, và tăng từ dưới 1.000 tỷ USD những năm 1980 lên 6.000 tỷ trong những năm 1990. Quy định tăng trần nợ thường nhắc các đảng về trách nhiệm tài chính, ít khi mang tới vấn đề thực tế. Nhưng lần này thì khác.

Nợ công của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 50 năm.
Nợ công của Mỹ đã lên cao nhất trong 50 năm.

Với khoản nợ công lên mức cao nhất trong 50 năm so với quy mô của kinh tế Mỹ, các cuộc tranh luận về trần nợ trở nên lớn hơn khi được gắn với việc cắt giảm ngân sách. Cuộc chiến ngân sách xoay quanh vấn đề cân bằng hai biện pháp giải cứu: cắt giảm các chương trình tài trợ chính phủ phổ biến và tăng thuế.

Các nghị sĩ Cộng hòa cho biết cần có được cam kết cắt giảm chi tiêu của Nhà Trắng trước khi nâng trần nợ. Trong khi đó, chính phủ Obama phản đối gộp cả giảm chi tiêu hay cải cách ngân sách khác với việc nâng trần nợ. Ông Obama cho rằng việc đảm bảo khả năng thanh toán của chính phủ là cực kỳ quan trọng và không nên gắn kèm với các điều kiện khác.

Theo các nhà phân tích, có 4 kịch bản về cuộc chiến trần nợ giữa quốc hội và tổng thống Mỹ.

Kịch bản thứ nhất: Mỹ bãi bỏ đạo luật về trần nợ được đưa ra vào năm 1917

Trên thực tế, cũng đã có không ít những nhà lịch sử, kinh tế, chính trị cũng như các học giả, nhà đầu tư của Mỹ ủng hộ kịch bản trên. Tuy nhiên, khả năng này khó xảy ra bởi USD là tiền tệ dự trữ toàn cầu nên các khoản nợ của chính phủ Mỹ chính là nền tảng của hệ thống tài chính toàn cầu.

Do đó, bất kỳ tuyên bố nào của chính phủ Mỹ về việc bãi bỏ trần nợ đều sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính toàn cầu. Đó là lý do tại sao trần nợ vẫn được duy trì.

Bất kỳ tuyên bố nào của chính phủ Mỹ về việc bãi bỏ trần nợ đều sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính toàn cầu
Bất kỳ tuyên bố nào của chính phủ Mỹ về việc bãi bỏ trần nợ đều sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính toàn cầu

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trần nợ sẽ không bao giờ được bãi bỏ mà ngược lại, quốc hội mới của Mỹ được triệu tập vào đầu năm nay vẫn có thể thực hiện quyết định này.

Kịch bản thứ hai: Mỹ tăng gấp đôi trần nợ

Rất có thể Mỹ sẽ làm theo một trong số các quốc gia khác, những quốc gia đã phải đối mặt với vấn đề liên quan đến trần nợ. Và quốc gia này chính là Đan Mạch. Lần cuối cùng Đan Mạch nâng giới hạn nợ của mình là vào tháng 12/2010, với mức tăng trần nợ hơn gấp đôi từ 950 tỷ USD lên 2.000 tỷ USD.

Trần nợ hiện tại của chính phủ Đan Mạch cao gấp khoảng 3 lần khoản nợ được tài trợ chính thức của họ. Nếu chính phủ Mỹ tăng trần nợ với quy mô lớn như chính phủ Đan Mạch đã thực hiện vào năm 2010, họ sẽ nâng trần nợ từ mức 16.394 tỷ USD lên 34.500 tỷ USD. Nếu muốn tạo ra "bước đệm" giữa mức nợ hiện tại và giới hạn nợ, Mỹ sẽ nâng trần nợ lên khoảng 49.000 tỷ USD.

Cũng giống như Mỹ, Đan Mạch sở hữu đồng nội tệ riêng là Knoner. Người Đan Mạch không lựa chọn gia nhập eurozone vào năm 1999. Tuy nhiên, điểm khác giữa 2 nước này là knoner của Đan Mạch không phải là tiền tệ dự trữ thế giới, do đó quyết định nâng gấp đôi trần nợ của nước này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường.

Kịch bản thứ ba: Mỹ nâng trần nợ

Năm 2011, tổng thống Obama cũng phải quyết định nâng trần nợ do nợ công chạm mức 14.300 tỷ USD. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) lúc đó cho rằng “Nâng trần nợ là một việc không thể tránh khỏi và không có gì là bất thường vì Mỹ đã thực hiện điều này hơn 70 lần trong vài thập kỷ qua và 10 lần trong suốt 10 năm qua”.

Vào thời điểm năm 2011, cũng đã có rất nhiều thành viên của đảng Dân chủ ủng hộ quan điểm này như bộ trưởng tài chính Geithner, cựu tổng thống Bill Clinton và lãnh đạo khối đa số Dân chủ tại thượng viện Harry Reid.

Trong năm 2011, tổng thống Obama đã phải quyết định nâng trần nợ.
Trong năm 2011, tổng thống Obama đã quyết định nâng trần nợ.

Tuy nhiên, tổng thống Obama đã dẫn ra những hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế đầu tàu thế giới sau cuộc chiến nâng trần nợ công tại quốc hội Mỹ hồi năm 2011, đồng thời cảnh báo Mỹ không nên chấp nhận thêm một cuộc chơi nguy hiểm như vậy.

Thách thức lớn nhất đối với chính quyền Obama hiện nay là một loạt nghị sỹ đảng Cộng hòa đã công khai lên tiếng sẽ sử dụng vấn đề này như một sức ép để buộc Nhà Trắng phải nhượng bộ trong vấn đề cắt giảm ngân sách và các chương trình phúc lợi, giống như họ từng làm hồi mùa hè năm 2011.

Kịch bản thứ tư: Mỹ đạt được một thỏa thuận khác

Kịch bản thứ tư và cũng là kịch bản cuối cùng là chính phủ Mỹ có thể làm những gì mà họ đã từng làm trong nhiều thập kỷ nay bằng cách đặt ra một thỏa thuận khác và tiếp tục coi rằng họ đã tìm thấy giải pháp cho vấn đề không thể thỏa thuận được.

Tuy nhiện, lựa chọn này sẽ trở nên nguy hiểm khi các khoản nợ của bộ tài chính Mỹ đã tăng hơn 1.000 tỷ USD trong mỗi năm kể từ năm 2008.

Năm tài khóa 2012 là năm thứ 5 liên tiếp chính phủ Mỹ phải đối mặt với khó khăn như vậy. Trong khi đó, chỉ 7 tuần đầu năm tài khóa 2013, nợ Mỹ đã tăng khoảng 220 tỷ USD. Cục dự trữ liên bang (Fed) đã kiểm soát lãi suất từ 0-0,25% trong hơn 4 năm và cam kết sẽ giữ mức lãi suất này đến năm 2015.

Nguồn Zerohedge/Khampha


Sự kiện