Ông Albert Bokkestijn - Quản lý Dự án SNV-DFCD (phải) và ông Phan Minh Thông - Chủ Tịch Tập Đoàn Phúc Sinh.
Phúc Sinh công bố nhận tài trợ không hoàn lại từ DFCD
Phúc Sinh Group công bố việc nhận tài trợ không hoàn lại từ Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD) nhằm hỗ trợ các sáng kiến phát triển bền vững và ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) của công ty. Phúc Sinh được giới thiệu đến quỹ DFCD sau một thời gian tìm hiểu và thảo luận. Ngày 4/10/2024 Phúc Sinh ký nhận tài trợ từ DFCD, một tổ chức phi chính phủ đến từ Hà Lan. Được quản lý bởi Ngân hàng Phát triển Hà Lan (FMO), Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Hà Lan (WWF-Hà Lan) và Quỹ Quản lý Khí hậu (CFM).
DFCD tài trợ cho Phúc Sinh một khoản đầu tư không hoàn lại. Đây là khoản tài trợ lớn nhất với tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay mà tổ chức này dành cho một công ty tại Việt Nam.
Khoản tài trợ từ DFCD không chỉ là hỗ trợ tài chính mà còn là sự công nhận từ một tổ chức Quốc tế đối với nỗ lực của Phúc Sinh trong việc thực hiện các sáng kiến về ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị) và phát triển bền vững. Tài trợ này sẽ giúp Phúc Sinh tiếp tục mở rộng các dự án phát triển bền vững, bao gồm các hoạt động chống phá rừng (non- deforestation) và những sáng kiến rộng hơn liên quan đến ESG, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt ở các nước tiên tiến và khó tính như châu Âu.
Phúc Sinh cam kết Phát triển Bền vững
23 năm hình thành và phát triển, Phúc Sinh đã luôn đặt mục tiêu kinh doanh trên nền tảng phát triển bền vững. Các sáng kiến về ESG mà công ty triển khai đã được cộng đồng Quốc tế, đặc biệt là các Tổ chức phi chính phủ ghi nhận. Việc DFCD lựa chọn Phúc Sinh là đối tác tài trợ cho thấy sự công nhận đối với những thành tựu mà công ty đã đạt được trong việc bảo vệ môi trường và đóng góp cho xã hội.
Số tiền tài trợ từ DFCD sẽ được Phúc Sinh sử dụng cho nhiều hoạt động liên quan đến mở rộng phát triển bền vững. Công ty sẽ tập trung vào các lĩnh vực:
1. Phát triển sản phẩm chứng nhận phát triển bền vững: Phúc Sinh sẽ mở rộng số lượng hộ dân tham gia vào quy trình sản xuất các sản phẩm đạt chứng nhận phát triển bền vững, ví dụ như chứng nhận RA (Rainforest Alliance), một tiêu chuẩn quốc tế giúp bảo vệ rừng và môi trường.
2. Đào tạo (training): Sẽ đầu tư vào các chương trình đào tạo mở rộng cho nông dân và cán bộ, nhân viên của Phúc Sinh, giúp họ hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất bền vững, cải thiện kỹ năng và nâng cao nhận thức về các tiêu chuẩn ESG cũng như bảo vệ môi trường.
3. Hệ thống truy xuất nguồn gốc: Phúc Sinh sẽ xây dựng và phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo sự minh bạch và tính toàn vẹn trong chuỗi cung ứng, giúp các sản phẩm có thể được truy xuất từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ. Điều này không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn tăng thêm niềm tin của đối tác và khách hàng vào sản phẩm của Phúc Sinh trên thị trường Quốc tế.
4. Tuân thủ Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR): Thực hiện chiến lược phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam theo định hướng minh bạch, trách nhiệm, bền vững và tăng trưởng xanh, đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường và các công ty thu mua như không phá rừng, phát thải thấp, duy trì dòng chảy thương mại nông sản bền vững, đảm bảo sinh kế cho người nông dân trồng trọt.
Ý nghĩa khoản tài trợ
Đại diện Phúc Sinh ông Phan Minh Thông chia sẻ: "Việc nhận khoản tài trợ từ DFCD không chỉ giúp chúng tôi đẩy mạnh các sáng kiến về ESG mà còn là sự khích lệ lớn cho toàn ngành nông nghiệp Việt Nam trong việc theo đuổi phát triển bền vững. Với sự hỗ trợ từ DFCD, Phúc Sinh hướng tới mục tiêu trở thành công ty hàng đầu về cà phê phát triển bền vững. Phúc Sinh đặt trọng tâm vào việc mở rộng quy mô kinh doanh một cách bền vững, đồng thời giải quyết các thách thức về thích ứng khí hậu và quan tâm đến nhu cầu của các cộng đồng địa phương dễ bị tổn thương".
Trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức hiện nay, việc Phúc Sinh nhận được hai khoản tài trợ lớn từ các quỹ quốc tế chỉ cách nhau trong khoảng thời gian ngắn là một niềm tự hào lớn đối với công ty. Điều này không chỉ thể hiện sự đánh giá cao từ các tổ chức tài trợ uy tín ở châu Âu mà còn chứng minh sự minh bạch và định hướng kinh doanh bền vững mà Phúc Sinh đã kiên định theo đuổi.
Ông Phan Minh Thông, Chủ Tịch Tập Đoàn Phúc Sinh. |
Sự công nhận này giúp củng cố vị thế của Phúc Sinh trên thị trường trong và ngoài nước, đồng thời truyền cảm hứng cho nhiều doanh nghiệp nông nghiệp khác. Phúc Sinh trở thành “tấm gương" điển hình về một công ty nông nghiệp không chỉ phát triển kinh doanh bền vững mà còn thu hút được sự tin tưởng từ các nhà tài trợ Quốc tế. Đây chính là một showcase điển hình để các doanh nghiệp khác trong ngành học hỏi và phấn đấu theo đuổi mô hình phát triển tương tự.
Về cơ hội, như Phúc Sinh đã chia sẻ, cơ hội luôn hiện hữu. Để nắm bắt cơ hội này, doanh nghiệp cần xác định rõ ràng hướng đi, tập trung vào sự minh bạch và phát triển bền vững. Các doanh nghiệp nào lấy phát triển bền vững làm cốt lõi trong hoạt động kinh doanh sẽ có nhiều khả năng thu hút được nguồn tài trợ không chỉ từ các quỹ thương mại mà còn từ các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt trong thời điểm ESG đang trở thành xu hướng trọng tâm. Phúc Sinh tin rằng, nếu các doanh nghiệp khác có cùng tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, họ cũng sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn và sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như DFCD hay các quỹ đầu tư khác.
Để biết thêm thông tin chi tiết về Phúc Sinh vui lòng truy cập Website: www.phucsinh.com
Về Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD)
“Các doanh nghiệp “đầu đàn” như Phúc Sinh có thể đóng vai trò là hình mẫu về thích ứng với khí hậu. Có một khoảng cách về tài chính giữa nhu cầu kinh doanh và nguồn vốn sẵn có để mở rộng quy mô. Cơ sở khởi tạo có thể thu hẹp khoảng cách này, giúp giảm thiểu rủi ro và tiếp cận nguồn tài chính cần thiết. Chúng tôi mong muốn được hỗ trợ Phúc Sinh trong việc chuẩn bị nguồn tài chính tiềm năng” Alex Downs - Chuyên viên đầu tư châu Á.
DFCD là sáng kiến của Chính phủ Hà Lan với ngân sách 160 triệu Euro, nhằm tăng khả năng chống chịu của các cộng đồng và hệ sinh thái dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu. Các lĩnh vực chính mà DFCD tập trung là nước sạch, vệ sinh môi trường, lâm nghiệp và nông nghiệp bền vững.