Màn hình quảng cáo của Chicilon đặt tại một tòa nhà văn phòng ở TP.HCM. Ảnh: Chilicon

 
CEO Chicilon Media - ông Guo Zhi Feng Thứ Hai | 23/09/2024 09:00

CEO Chicilon Media: Thương hiệu thành công có thể giành được lòng tin và sự trung thành của khách hàng

Thương hiệu thành công có thể giành được lòng tin và sự trung thành của khách hàng, từ đó tạo ra hiệu ứng truyền miệng mạnh mẽ.

Với sự thành công của Diễn đàn "Dẫn đầu Kỷ nguyên Quảng cáo – Truyền thông Thang máy Kỹ thuật số", Chicilon Media đã khẳng định vị thế của kênh truyền thông chủ lực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và chiến lược truyền thông hiệu quả. CEO Guo Zhi Feng đồng thời nhấn mạnh, sức mạnh thương hiệu và đầu tư vào truyền thông là chìa khóa giúp doanh nghiệp tạo khác biệt, giành thị phần và lòng trung thành của khách hàng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Trong thị trường hiện nay, cạnh tranh không chỉ là cuộc đua về tính năng hay giá cả của sản phẩm mà còn là sự đối đầu giữa các thương hiệu. Với sự đa dạng trong lựa chọn của người tiêu dùng và sự phong phú của các kênh thông tin, sức mạnh của thương hiệu trở thành yếu tố then chốt quyết định sự thành công hay thất bại của các sản phẩm cạnh tranh. Thương hiệu có thể mang lại giá trị khác biệt cho người tiêu dùng và giành được lòng trung thành cũng như thị phần thông qua sự kết nối về mặt cảm xúc.

Thương hiệu không chỉ là một cái tên hay biểu tượng, nó còn đại diện cho giá trị cốt lõi, sứ mệnh, văn hóa của doanh nghiệp cũng như mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng. Thông qua quảng cáo, truyền miệng giữa các khách hàng, bao bì, đóng gói của sản phẩm và trải nghiệm của người dùng... có thể giúp thương hiệu truyền tải tinh thần và giá trị mà doanh nghiệp đang muốn biểu đạt. Giữa muôn vàn lựa chọn tương tự trên thị trường, thương hiệu đem đến cho sản phẩm của mình nét riêng biệt và sự kết nối cảm xúc độc đáo, tạo ra điểm cộng hưởng với người tiêu dùng.

 

Trong cuộc cạnh tranh giữa các sản phẩm, công năng và đặc tính của sản phẩm thường tương đồng, nhưng sự khác biệt về thương hiệu giúp sản phẩm trở nên nổi trội hơn. Khi người tiêu dùng đưa ra lựa chọn, ngoài chức năng sản phẩm, họ còn đưa ra quyết định dựa trên những giá trị, bản sắc văn hóa và trải nghiệm sử dụng mà thương hiệu muốn truyền tải.

Ví dụ, giữa hai thương hiệu điện thoại thông minh có cùng thông số kỹ thuật, người tiêu dùng có thể vì tính sáng tạo, phong cách thời thượng hoặc yếu tố bảo vệ môi trường của một thương hiệu mà quyết định lựa chọn thương hiệu đó. Sự khác biệt về thương hiệu thông qua hình ảnh thương hiệu độc đáo giúp doanh nghiệp tránh rơi vào cuộc cạnh tranh đồng nhất và tạo ra khoảng cách thị trường mạnh mẽ.

Thương hiệu thành công có thể giành được lòng tin và sự trung thành của khách hàng, từ đó tạo ra hiệu ứng truyền miệng mạnh mẽ. Trong thị trường cạnh tranh gay gắt, người tiêu dùng thường dựa vào trải nghiệm và sự tin tưởng đối với thương hiệu để quyết định tiếp tục mua sản phẩm của nhãn hàng. Sự trung thành này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng mà còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí Marketing. Những khách hàng trung thành thường có xu hướng lan tỏa thương hiệu thông qua mạng xã hội và các đánh giá trực tuyến, ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của những người tiêu dùng tiềm năng khác.

Trong cuộc cạnh tranh giữa các sản phẩm cùng phân khúc, việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi sự đầu tư liên tục và chiến lược rõ ràng. Việc định hình thương hiệu không chỉ là trách nhiệm của đội ngũ Marketing mà còn là chiến lược trọng tâm của cả doanh nghiệp. Mỗi một chi tiết sản phẩm, mỗi sự cải thiện trong trải nghiệm người dùng và cách doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm với xã hội đều ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín thương hiệu.

Doanh nghiệp cần không ngừng đầu tư vào câu chuyện thương hiệu, giá trị thương hiệu và trải nghiệm người dùng để có thể nổi bật trong cuộc cạnh tranh. Một ví dụ từ Apple, đây là thương hiệu không chỉ bán sản phẩm, mà họ bán cả lối sống. Thông qua các chiến dịch truyền thông sáng tạo, xây dựng nên hình ảnh một thương hiệu tiên phong, cao cấp và khác biệt, Apple luôn duy trì vị trí dẫn đầu trong thị trường điện thoại thông minh và là sản phẩm nổi bật trong lòng người tiêu dùng.

Chiến lược toàn cầu hóa thương hiệu cũng là yếu tố quyết định cục diện cạnh tranh giữa các sản phẩm. Với sự mở cửa của thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế. Bằng cách điều chỉnh chiến lược tiếp thị địa phương hoá, thương hiệu có thể mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn cầu và tham gia vào cuộc cạnh tranh quy mô lớn hơn với các đối thủ.

Trong cuộc cạnh tranh giữa các sản phẩm cùng phân khúc, tạo ra sức mạnh thương hiệu là điều cần được đặc biệt chú trọng. Thương hiệu không chỉ là cầu nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng mà còn là vũ khí mạnh mẽ của doanh nghiệp trong cuộc chiến cạnh tranh. Bằng việc xây dựng sự khác biệt thương hiệu, doanh nghiệp xây dựng được lòng trung thành của khách hàng và duy trì việc phát triển thương hiệu, doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế bền vững và chiếm lĩnh thị phần trong thị trường cạnh tranh khốc liệt. Tới cuối cùng, sự thành công của thương hiệu không chỉ được thể hiện qua tăng trưởng doanh số, mà còn qua sự công nhận và tin tưởng của người tiêu dùng đối với thương hiệu đó.