VAMA Motorshow 2013 và bước giật lùi sau 20 năm
Với danh sách dài những dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc chiếm lĩnh sân chơivốn thuộc về xe lắp ráp trong nước, thật khó để không nhận thấy ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đangcó xu thế dịch chuyển ngược với định hướng phát triển trong 20 năm qua - Ảnh: Bobi.
Cái tên VAMA Motorshow gắn liền với ngành công nghiệp ôtô của nước nhà từ nhiều năm qua. Đây khôngchỉ là nơi để các hãng xe tiếp thị các dòng sản phẩm. Ở một góc độ nào đó, thông qua sự kiện này,công chúng có thể nhìn nhận được sự phát triển từng bước của ngành công nghiệp được xem là "mũinhọn" qua từng năm.
Từ 2011 trở về trước, VAMA Motorshow là sân chơi dành riêng cho những thành viên trong Hiệp hội Cácnhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA). Các doanh nghiệp không có tên trong hiệp hội đều phải đứngngoài.
Hai năm qua, khi thị trường có sự dịch chuyển với lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc tăng mạnh, cũnglà lúc VAMA Motorshow bắt đầu mở cửa cho các doanh nghiệp nhập khẩu xe chính hãng được thamgia.
Quyết định này đã được đánh giá là hợp với xu thế, bởi lượng xe trên thị trường theo dạng nhập khẩunguyên chiếc chính ngạch vào Việt Nam ngày càng tỏ ra lấn át xe sản xuất và lắp ráp trongnước.
Lần lượt xuất hiện và không mất nhiều thời gian để tìm được chỗ đứng ở một thị trường ôtô nhỏ bénhư Việt Nam, nhưng điều đáng chú ý là thay vì đầu tư nhà máy lắp ráp, thì hầu hết thương hiệu ôtôvào Việt Nam gần đây đều lựa chọn hình thức kinh doanh phân phối xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Chiến lược kinh doanh trên có phần đi ngược với định hướng xây dựng và phát triển ngành công nghiệpôtô Việt Nam trong gần 20 năm qua. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện kinh doanh thuần túy thìhình thức này lại tỏ ra hợp với thời cuộc.
Tính tới thời điểm này, chưa đầy 5 năm nữa Việt Nam sẽ phải dỡ bỏ hàng rào thuế quan về nhập khẩuxe hơi theo lộ trình hội nhập AFTA. Một khoảng thời gian quá ngắn để một hãng xe "chân ướt chânráo" đến Việt Nam có thể xây dựng được một dòng sản phẩm đủ sức cạnh tranh.
Về lý thuyết, lợi thế tạo ra sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa cao ở Việt Nam đang thuộc về các thànhviên gạo cội của VAMA, gồm Toyota, Ford, Honda, Mercedes-Benz hay GM… Theo cam kết ban đầu khithành lập liên doanh sản xuất và lắp ráp xe, các doanh nghiệp đều phải thực hiện lộ trình nội địahóa sản phẩm để nhận được ưu đãi và hỗ trợ từ Chính phủ Việt Nam.
Tuy nhiên, sau nhiều năm, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp sản xuất ôtô hầu như chưa vượt quá10% (đối với xe con), thấp hơn nhiều so với cam kết. Bản thân các liên doanh sản xuất xe du lịchthuộc VAMA cũng đã thấy "ngại" nội địa hóa sản phẩm, do khó khăn trong việc tìm đối tác cung ứnglinh kiện trong nước. Thay vào đó, những doanh nghiệp này tăng hàm lượng xe nhập khẩu nguyên chiếctrong chiến lược kinh doanh.
Trở ngại của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn chưa có cách tháo gỡ, nhất là khi hoạt động gần đâycủa các liên doanh đều cho thấy sự thiếu quyết tâm trong việc tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Trở lại VAMA Motorshow 2013, không ít người sẽ cảm thấy băn khoăn trước sự thiếu vắng ba doanhnghiệp xe nội địa là Trường Hải, Vinaxuki và Hyundai Thành Công. Cả ba doanh nghiệp vốn Việt Namđều có nhà máy lắp ráp xe, trong đó Trường Hải và Vinaxuki là hai doanh nghiệp luôn tích cực theođuổi chiến lược tăng tỷ lệ nội hóa xe lắp ráp trong nước.
Trường Hải và Hyundai Thành Công không tham gia VAMA Motorshow 2013 cũng đồng nghĩa với việc cácthương hiệu xe Hàn Quốc gồm Kia và Hyundai sẽ đứng ngoài cuộc chơi. Trong khi đó, các dòng xe dohai đơn vị này sở hữu đang chiếm thị phần rất lớn tại thị trường Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, hai thương hiệu xe sang là Lexus và Infiniti chắc chắn sẽ góp mặt tại ngày hộiôtô lớn nhất Việt Nam, cho dù phải cuối năm nay hoặc đầu năm sau, hai thương hiệu này mới chínhthức tham gia thị trường theo đường chính ngạch.
Một triển lãm ôtô dù có quy mô lớn đến đâu dĩ nhiên cũng không thể phác họa hết bức tranh về ngànhcông nghiệp ôtô Việt Nam. Tuy nhiên, với danh sách dài những dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc chiếmlĩnh sân chơi vốn thuộc về xe lắp ráp trong nước, thật khó để không nhận thấy ngành công nghiệp ôtôViệt Nam đang có xu thế dịch chuyển ngược với định hướng phát triển trong 20 năm qua.
Nguồn VnEconomy